Có nên để ảnh Phật trong ví, làm nền máy tính hay điện thoại không?

11/12/2019 5:49
Hỏi: Con rất thích nhìn ảnh Phật nên đi đâu làm gì cũng luôn có ảnh Phật quanh mình. Hồi trước con còn để ảnh Phật trong ví nhưng bạn con khuyên không nên vì như thế là bất kính nên con đã lấy ra. Điện thoại, laptop hay ipad con đều để ảnh Phật làm nền. Mỗi một người bạn trên điện thoại con lại để một ảnh Phật minh họa để khi chuông điện thoại reo lên con biết bạn đó là ai nhưng đồng thời cũng giúp con có cơ hội nhìn được một vị Phật nhắc nhở mình. Có một số bạn bảo con là không nên để ảnh Phật làm nền điện thoại, máy tính như vậy vì như thế là bất kính, chỉ nên để ở bàn thờ. Tuy nhiên, con rất là thích vì con có cảm nhận Đức Phật mãi hiện hữu bên con, để con nhìn ảnh Phật nhắc con tu còn hơn để những ảnh bình thường. Xin Sư cho con biết con có được để ảnh Phật trên điện thoại hay máy vi tính của con không?

Đáp:

Việc tôn kính Đức Phật là việc xưa nay của người đệ tử, tôn kính một đấng từ bi phụ, bậc cứu khổ muôn loài, vị giáo chủ của Đạo Phật.

Hình thức tôn kính được thể hiện ngay từ đầu thời Đức Phật sanh tiền; người làm tượng Phật đầu tiên để tôn thờ là nhà vua Udayana của nước Kausambi cho làm tượng Phật bằng gỗ chiên đàn, trong thời gian Phật nhập định lên cung trời Tam thập tam để giảng pháp cho Thánh mẫu Ma Gia (Theo kinh A Hàm). Sau ba tháng, lúc Phật trở lại thế gian, bức tượng trở nên sống động và đến “Chào“ Ngài. Phật mỉm cười nhìn tượng và nói: “Ba tháng qua chắc ngươi mệt lắm nhỉ!”. Sau nhà vua Udayana là nhà vua Ba-tư-nặc (Bạn thân của Sĩ Đạt Ta) của nước Kiều-tát-la và trưởng giả Cấp Cô Ðộc cũng cho đúc tượng của Phật.

Ngoài ra, hiện nay tại Viện Bảo tàng Anh quốc, thủ đô Luân Ðôn có một bộ sưu tập gồm nhiều bức tranh của Phật. Trong những bức tranh đó có một bức mà Viện Bảo tàng tôn quí nhất. Ðó là một bức tranh vẽ Phật lúc Ngài 41 tuổi. Bức tranh do Phú-lâu-na (Một vị đệ tử của Phật) vẽ và màu sắc (Của bức tranh) ngày nay vẫn còn sinh động. Hình chụp của bức tranh này hiện nay được lưu hành tại Nhật, Việt Nam và vùng lãnh thổ Ðài Loan.

Ngược dòng lịch sử, Afghanistan là trung tâm Phật giáo phát triển rực rỡ vào đầu công nguyên nhờ công đức hoằng pháp của đại đế Asoka ở thế kỷ thứ III trước công nguyên. Đây là con đường tơ lụa duy nhất nối liền các vùng từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Các vị cao tăng Phật giáo thường tháp tùng các đoàn buôn để hoằng pháp ở các vùng đất mới bằng con đường này. Họ thường dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng Bamiyan xinh đẹp, lâu ngày nơi đây trở thành trung tâm truyền bá Phật pháp, và hai tượng Phật cao nhất thế giới cũng được tạo ra vào đầu thời điểm này. (Bách khoa toàn thư).

Đức Phật là hiện thân của đấng Đai Từ, Đại Bi không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè hay tình thương yêu đồng chủng, đồng loại. Ảnh: Internet

Đức Phật là hiện thân của đấng Đai Từ, Đại Bi không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè hay tình thương yêu đồng chủng, đồng loại. Ảnh: Internet

Bạn ơi! Sự tôn kính bậc Đại Đạo sư trở thành tập quán, nghi lễ của người Á đông, từ Tây á đến vùng Đông á xưa cũng như hôm nay trên hành tinh. Chính vì vậy sự tín ngưỡng của Bạn với Đức Phật là đúng, muốn có ảnh Phật bên mình Bạn, vừa là để được Phật lực gia hộ cho Bạn an lạc, vừa không quên Phật, không quên niệm Phật, có Phật ở một bên Bạn không dám làm việc hung ác, đặc biệt lúc nào cũng khởi niệm tịnh hóa thân tâm, tịnh hóa môi trường, việc làm nầy đúng với sự tín ngưỡng của Phật tử khắp năm châu nói chung và Việt Nam nói riêng, miễn là Bạn giữ gìn ảnh Phật nơi tinh khiết là được.

Năm 10 tuổi, Sư vốn con nhà Phật, biết lần chuỗi niệm Phật, đi học về, sau khi ăn cơm, làm tất cả các việc xong, thì đến nơi bàn học lấy chuỗi 18 hột ra lần chuỗi niệm Phật: Niệm Nam mô A Di Đà Phật, chú tâm niệm vào xâu chuỗi 30 phút. Khi đi thi chuyển cấp vào Ban Trung Học, Sư đem chuỗi theo để vào trong túi áo chemise.

Năm 13 tuổi, Sư đã thuộc lòng các kinh bộ trong quyển kinh Nhựt Tụng, năm ấy cũng là năm chiến tranh bắt đầu bộc phát, hai bên đánh nhau có người chết, được tải về để trên cầu ván gần chợ, cũng gần nhà, sợ lắm, mỗi ngày lần chuỗi liên tục, khi đi ngang qua chỗ người chết nằm trước đó, lấy chuỗi ra đeo trong tay, hết sợ và đi lại như thường.

Xâu chuỗi là pháp khí dành cho hành giả tu Tịnh độ làm phương tiện niệm Phật, được Sư dể trong cặp, đeo ở tay, cầm niệm Phật.

Pháp khí Phật được Bạn đặt những nơi tinh khiết trong sạch là được; với ảnh Phật cũng thế thôi, được đặt trong máy lapotp, ipad, điện thoại, đeo bên mình, đặt trên bàn học… đây là sự tín ngưỡng, không phải hủy họai xem thường, nên không bị trở ngại. Chúc an lạc.

HT. Thích Giác Quang

Các tin tức khác

Back to top