Ngôi mộ người đàn ông được cả đàn voi thăm viếng 7 năm trời

3/12/2019 6:02
Ngày mất của nhà bảo tồn động vật Lawrence Anthony, 21 chú voi xuất hiện, đứng thẳng, ngẩng đầu, vươn vòi kêu bi ai đưa tiễn ông. Chúng xếp hàng trước căn nhà gỗ trong Khu bảo tồn Thula Thula, ở Zululand, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi, phát ra tiếng kêu bi ai giống nghi thức tiễn đồng loại của chúng, để tưởng nhớ ông Lawrence.

Động vật không phải là loài vô tri, chúng cũng có đời sống tình cảm và biết quan tâm thậm chí đau buồn trước sự ra đi của những người mà chúng ấn tượng.

Nhà bảo tồn động vật Lawrence Anthony là một người đặc biệt, một nhân vật khiến cả một đàn voi biết ơn và tưởng nhớ theo cách riêng của chúng.

Ông Lawrence Anthony sinh ra ở Nam Phi, từ nhỏ đã yêu quý động vật. Giữa năm 1990, ông quyết định từ bỏ sự nghiệp bất động sản cả trăm ngàn đô của mình để cùng với vợ mua một mảnh đất và xây dựng Khu bảo tồn sinh thái Thula Thula. Nơi đó họ đặt căn nhà gỗ nhỏ cho mình. Thula Thula có nghĩa là "hòa bình" và "yên tĩnh", là nơi sinh sống của voi, tê giác, trâu, báo, hươu cao cổ và chim.

Nhà bảo tồn động vật Lawrence Anthony là một người đặc biệt, một nhân vật khiến cả một đàn voi biết ơn và tưởng nhớ theo cách riêng của chúng. Ảnh: Thulathula.

Nhà bảo tồn động vật Lawrence Anthony là một người đặc biệt, một nhân vật khiến cả một đàn voi biết ơn và tưởng nhớ theo cách riêng của chúng. Ảnh: Thulathula.

Vào năm 1999, voi ở Nam Phi thường bị giết hại do chúng phá hại rừng, mùa màng và đe dọa con người.

Sau đó, chúng được thả vào một khu vực đặc biệt, nơi có những hàng rào điện, dĩ nhiên chúng bị thương mỗi lần chạm vào hàng rào đó. Nhưng chúng vẫn trốn thoát. Sau đó Lawrence bắt đầu lại nuôi lại. Ông quyết định sẽ ăn, ngủ cùng chúng, dù vẫn phải duy trì khoảng cách.

Cuối cùng, ông Lawrence đã quyết đón 7 chú voi về nuôi, ăn, ngủ cùng chúng như những thú cưng, dù vẫn phải duy trì khoảng cách. Ông xem chúng như bạn, trò chuyện, ca hát và thổi kèn harmonica cho chúng nghe. Ông nhận ra con voi đầu đàn, chuyên đầu têu phá hoại, là một con voi cái rất nghịch ngợm và khỏe mạnh, tên Nana. Quyết tâm phải loại bỏ sự bất an và tâm lý đề phòng của nó, ông hay kể chuyện cho nó nghe nhiều hơn các con khác.

Lawrence chạm vào Nana, con voi đầu đàn. Ảnh: Thulathula.

Lawrence chạm vào Nana, con voi đầu đàn. Ảnh: Thulathula.

Đối với con voi đầu đàn Nana, ông Lawrence dành nhiều tâm huyết hơn cả. Ông không chỉ chăm sóc cho chúng mà còn kể chuyện cho nó nghe nhiều hơn các con khác. Vào một ngày nọ, Lawrence đang đi xuống hàng rào và muốn xin Nana đừng phá nó. "Tôi biết nó không hiểu tiếng người, nhưng tôi hy vọng nó hiểu được giọng nói, ngôn ngữ cơ thể tôi. Bất chợt Nana đưa cái vòi dài qua hàng rào về phía tôi. Nó muốn tôi chạm vào", Lawrence từng kể.

Và ông đã thành công, những chú voi hung dữ trở nên thân thiện, Nana đã chủ động đến gần Lawrence, vui đùa cùng ông. Khoảnh khắc này, ông đã cảm động rơi nước mắt.

Đến một ngày ông Lawrence quyết định tháo tung hàng rào điện nhưng không một con voi nào đi hết. Kể từ đó, chúng sống yên bình trong Khu bảo tồn Thula Thula.

Thật không may, Lawrence chết vì một cơn đau tim ở tuổi 61, trong khi đang lên kế hoạch cho chiến dịch nâng cao nhận thức về số tê giác trắng đang giảm dần.

Trong đám tang, mọi người ngỡ ngàng khi trông thấy 21 chú voi tại trung tâm bất ngờ xuất hiện, đứng thẳng, ngẩng đầu, xếp hàng trước căn nhà gỗ trong Khu bảo tồn Thula Thula, ở Zululand, Nam Phi, phát ra tiếng kêu bi ai giống nghi thức tiễn đồng loại của chúng, để tưởng nhớ ông Lawrence.

Không ai có thể giải thích tại sao đàn voi ở một nơi xa xôi lại biết những nghi thức của loài người, tại sao một đàn voi lại nhớ ngày giỗ của ông Lawrence. Ảnh: Thulathula.

Không ai có thể giải thích tại sao đàn voi ở một nơi xa xôi lại biết những nghi thức của loài người, tại sao một đàn voi lại nhớ ngày giỗ của ông Lawrence. Ảnh: Thulathula.

Đã 7 năm kể từ ngày ông Lawrence qua đời, cứ vào ngày 4/3 hàng năm, đàn voi lại xuất hiện trước căn nhà gỗ để tưởng nhớ người bạn già đáng kính.

Bà Francoise Malby Anthony, vợ ông Lawrence chia sẻ: "Đã hơn một năm rưỡi đàn voi không xuất hiện trước căn nhà gỗ của chúng tôi. Để đến được đây, đàn voi phải mất ít nhất là 12 giờ đồng hồ. Đây thật sự là một điều kinh ngạc, cho thấy động vật cũng có tình yêu thương, cũng có linh cảm".

Không ai có thể giải thích tại sao đàn voi ở một nơi xa xôi lại biết những nghi thức của loài người, tại sao một đàn voi lại nhớ ngày giỗ của ông Lawrence.

Nhưng những người làm ở Khu bảo tồn Thula Thula tin rằng giữa đàn voi và ông Lawrence đã có mối dây liên kết tâm linh kì lạ đủ để chúng có thể cảm nhận được việc người bạn thân yêu của chúng đã ra đi.

Thanh Tâm (Tổng hợp)

Các tin tức khác

Back to top