Những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản đẹp như tiên cảnh

20/07/2020 7:55
Có 6 ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam mang kiến trúc Nhật Bản, giúp bạn không cần phải di chuyển xa xôi vẫn có thể cảm nhận được nét đẹp trang nghiêm huyền bí của những ngôi chùa được xây theo lối kiến trúc này.

Không chỉ có kiến trúc đẹp, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, bên trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản y như chốn bồng lai tiên cảnh níu chân bất cứ ai khi tới chiêm bái, cầu bình an.

Chùa Cầu (Hội An) - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản

Sở dĩ nói chùa Cầu ở Hội An là ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản là bởi những bức tượng khỉ và chó đứng chầu, mà trong quan niệm tín ngưỡng của người Nhật, chó và khỉ là 2 con vật rất linh thiêng, là 2 hình tượng linh thú được sử dụng trong việc thờ cúng.

Ngoài ra có một giai thoại kể lại rằng chùa Cầu được xây vào năm Thân, nhưng đến năm Tuất mới xong nên người ta đã dựng lên những bức tượng đó để ghi nhớ.

Người dân Hội An cho rằng 2 con vật đó làm nhiệm vụ canh gác sự tôn nghiêm và tĩnh mịch cho ngôi chùa, để bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân nơi phố Hội.

Kiến trúc độc đáo của chùa Cầu - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam.

Kiến trúc độc đáo của chùa Cầu - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam.

Nhìn từ xa, chùa Cầu mang kiến trúc Nhật Bản nổi bật với đường cong của mái che mềm mại, uyển chuyển. Ngôi chùa mang nét cổ kính mà lại hiện đại, trầm mặc mà lại rất nhộn nhịp, đa màu sắc từ văn hóa cho tới kiến trúc và tôn giáo.

Với vẻ đẹp hàng đầu về kiến trúc, chùa Cầu được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia vào năm 1990, là địa điểm tham quan hấp dẫn của Hội An.

Với vẻ đẹp hàng đầu về kiến trúc, chùa Cầu được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia vào năm 1990, là địa điểm tham quan hấp dẫn của Hội An.

Hình ảnh của chùa Cầu được in trên tờ tiền 20000 đồng bằng giấy nhựa polymer của đất nước Việt Nam, điều đó đủ để nói lên giá trị to lớn, quan trọng cả về tâm linh lẫn đời thực của ngôi chùa cổ kính này.

Chùa Cầu vào buổi tối soi bóng xuống dòng sông, là một điểm tham quan vô cùng nên thơ của khách du lịch khi tới với Hội An,

Chùa Cầu vào buổi tối soi bóng xuống dòng sông, là một điểm tham quan vô cùng nên thơ của khách du lịch khi tới với Hội An,

Chùa Lầu (An Giang) - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản

Ngôi chùa có cái tên là chùa Lầu vì lối kiến trúc xây dựng có nhiều tầng nối nhau độc đáo, mang sắc đỏ và xanh lá đặc trưng của những ngôi chùa ở đất nước Nhật Bản. Cùng với những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam khác, đây đang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách tò mò tới chiêm ngưỡng và tham quan.

Sở dĩ chùa được gọi là chùa Lầu, bởi được xây dựng rất nhiều tầng nối chồng lên nhau, với lối thiết kế giống với những ngôi chùa ở xứ sở Phù Tang.

Sở dĩ chùa được gọi là chùa Lầu, bởi được xây dựng rất nhiều tầng nối chồng lên nhau, với lối thiết kế giống với những ngôi chùa ở xứ sở Phù Tang.

Phong cách thiết kế theo hơi hướng Nhật Bản, với tông màu gạch đỏ là chủ đạo, những thanh lan can xếp chồng lên nhau, mái ngói xanh cong vút.

Phong cách thiết kế theo hơi hướng Nhật Bản, với tông màu gạch đỏ là chủ đạo, những thanh lan can xếp chồng lên nhau, mái ngói xanh cong vút.

Tuy có kiến trúc bên ngoài mô phỏng theo hình ảnh những ngôi chùa Nhật Bản, nhưng các không gian bên trong chánh điện của chùa Lầu vẫn giữ nguyên lối kiến trúc như những ngôi chùa khác ở Việt Nam. Xunh quanh chùa là khu vườn hoa trông như một công viên thu nhỏ với đa dạng sắc hương, màu xanh cây cối phủ kín bốn bề, tạo nên cảm giác an nhiên thư thái.

Tu viện Khánh An (TP Hồ Chí Minh) - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản

Tu viện Khánh An được mệnh danh là

Tu viện Khánh An được mệnh danh là "Nhật Bản thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn" với lối kiến trúc đậm nét đặc trưng của Nhật Bản

Tu viện Khánh An có cấu trúc gồm: chánh điện, nhà tổ, thiền đường, giảng đường, nhà Tăng, khách đường. Đây cũng được coi là một trong sáu ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản với hình ảnh những chiếc đèn làm bằng gỗ và giấy có hình lục giác. Kiểu đèn này thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền, chùa của xứ sở hoa anh đào. Chúng được bố trí trên các lối đi, khuôn viên của tu viện vừa nhằm trang trí vừa giúp thắp sáng.

Xung quanh khuôn viên của chùa chính là những chiếc đèn lồng trang trí sáng tạo được làm bằng gỗ và giấy có hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản tại Tu viện Khánh An.

Xung quanh khuôn viên của chùa chính là những chiếc đèn lồng trang trí sáng tạo được làm bằng gỗ và giấy có hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản tại Tu viện Khánh An.

Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông. Vì thế mà cách tạo hình khu vườn, ao cá, khuôn viên chùa với những tiểu cảnh đều được bố trí, mô phỏng theo phong cách những khu vườn thiền định (zen garden) của Nhật Bản. Tu viện cho trồng rất nhiều loại cây xanh để tạo bóng mát và mang đến bầu không khí vô cùng trong lành, thanh tịnh. Màu sắc của tu viện gồm 3 gam màu chủ đạo là: nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng đồng của những hoa văn trang trí.

Tu viện sử dụng 3 màu chủ đạo trong thiết kế đó là: nâu gỗ, trắng (của vôi) và vàng đồng (của họa tiết trang trí).

Tu viện sử dụng 3 màu chủ đạo trong thiết kế đó là: nâu gỗ, trắng (của vôi) và vàng đồng (của họa tiết trang trí).

Theo lời của sư trụ trì tại đây, khi tu viện được xây dựng mới thì nhà chùa trở về với trạng thái nguyên sơ, không trang trí các linh vật như rồng phụng bởi đây đều thuộc về nét văn hóa cung đình. 

Chùa Minh Thành (Gia Lai) - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản

Chùa Minh Thành là ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam với tòa bảo tháp xá lợi cao 9 tầng sừng sững uy nghiêm in dấu lên bầu trời xanh cao nguyên. Bảo tháp xá lợi của chùa được sơn son thiếp vàng với thiết kế mái cong rõ nét nổi bật và cực kỳ bắt mắt. Đây là một trong những công trình kiến trúc cao nhất thành phố Pleiku.

Chùa Minh Thành với tông màu đỏ - xanh chủ đạo giống với những ngôi chùa Nhật Bản, có bảo tháp xá lợi cao 9 tầng sơn son thiếp vàng. Đây là một trong những công trình cao nhất ở Pleiku đại ngàn.

Chùa Minh Thành với tông màu đỏ - xanh chủ đạo giống với những ngôi chùa Nhật Bản, có bảo tháp xá lợi cao 9 tầng sơn son thiếp vàng. Đây là một trong những công trình cao nhất ở Pleiku đại ngàn.

Kiến trúc của ngôi chùa hội tụ tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông. Những công trình kiến trúc độc đáo và uy nghi của chùa Minh Thành như: chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo.

Mái chùa Minh Thành với hình rồng chạm trổ tinh xảo

Mái chùa Minh Thành với hình rồng chạm trổ tinh xảo

Cửa chùa cao 6m, dày 4 tấc, được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Cửa chùa cao 6m, dày 4 tấc, được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan (Đắk Lắk) - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản

Không gian cổ xưa của ngôi chùa được tạo bởi lối kiến trúc nhà rường Huế kết hợp hài hòa với phong cách nhà sàn Tây Nguyên, xen lẫn chút nét kiến trúc hiện đại. Ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam với tông màu vàng nâu ấm áp, cổ kính, gợi nhắc đến những ngôi chùa Nhật Bản trên đất Việt.

Sở dĩ có tên chùa Sắc Tứ Khải Đoan là do được ghép từ tên vợ chồng vua Khải Định. Đây là ngôi chùa lớn nhất Ban Mê với lối kiến trúc Nhật Bản độc đáo.

Sở dĩ có tên chùa Sắc Tứ Khải Đoan là do được ghép từ tên vợ chồng vua Khải Định. Đây là ngôi chùa lớn nhất Ban Mê với lối kiến trúc Nhật Bản độc đáo.

Chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng

Chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng

Cũng như các ngôi chùa khác, chùa sắc tứ Khải Đoan ở Đắk Lắk có lối kiến trúc tuần tự lần lượt: phía trước là cổng tam quan, tiếp đến là chính điện, còn phía sau là hậu tổ. 

Nét cổ kính trang nghiêm của ngôi chùa khiến bất cứ ai lần đầu đến cũng phải trầm trồ, kinh ngạc

Nét cổ kính trang nghiêm của ngôi chùa khiến bất cứ ai lần đầu đến cũng phải trầm trồ, kinh ngạc

Trong chánh điện, các cột gỗ được làm từ loại gỗ lim vững chãi. Tượng Phật Thích Ca uy nghi và chiếc chuông đồng lớn được đặt ở gian bên phải. Tượng có chiều cao 1,1m với đài sen bên dưới cũng được làm từ gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ và công phu. Chiếc chuông đồng cao 1,15m do các nghệ nhân Huế đúc vào năm 1954.

Chiếc chuông đồng trong chùa được các nghệ nhân Huế đúc vào năm 1954.

Chiếc chuông đồng trong chùa được các nghệ nhân Huế đúc vào năm 1954.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn (Lâm Đồng) - ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc Nhật Bản

Không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính, tính đến thời điểm hiện tại, đây là ngôi chùa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu phong cách kiến trúc đặc trưng Nhật Bản, nổi bật với cổng trời Torii đặt ở lối vào chùa và quanh sân trước chính điện. Các công trình trong khuôn viên chùa cũng có cách bố trí rất khác lạ so với cách thức của những nếp chùa Việt.

Khác với những ngôi chùa ở Nhật Bản, cổng trời Torii ở Linh Quy Pháp Ấn không thể đi qua được. Khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn, ngôi chùa chìm trong khung cảnh đẹp sững sờ.

Khác với những ngôi chùa ở Nhật Bản, cổng trời Torii ở Linh Quy Pháp Ấn không thể đi qua được. Khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn, ngôi chùa chìm trong khung cảnh đẹp sững sờ.

*Torii là một cánh cổng, một biểu tượng truyền thống của Nhật Bản, thường được tìm thấy ở lối vào của các đền thờ Thần Đạo. Tuy nhiên ở các đền thờ Phật giáo cũng có. Theo quan niệm, cổng Torii được coi là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới phàm tục của con người.

Khoảng sân này có tên là Sân Mây vì thường có những làn mây núi tràn vào mỗi sớm chiều. Từ sân này phóng tầm mắt nhìn ra ba phía mỗi đầu sáng hay cuối chiều đều thấy mây núi phủ kín núi đồi bao la, trập trùng. Phía còn lại của sân có một cầu thang dẫn lên chính điện có tên Quán Chiếu Đường, là một công trình khung gỗ mái ngói, nội thất toàn bằng gỗ mài nhẵn, bài trí đơn giản và thanh thoát.

Khoảng sân này có tên là Sân Mây vì thường có những làn mây núi tràn vào mỗi sớm chiều. Từ sân này phóng tầm mắt nhìn ra ba phía mỗi đầu sáng hay cuối chiều đều thấy mây núi phủ kín núi đồi bao la, trập trùng. Phía còn lại của sân có một cầu thang dẫn lên chính điện có tên Quán Chiếu Đường, là một công trình khung gỗ mái ngói, nội thất toàn bằng gỗ mài nhẵn, bài trí đơn giản và thanh thoát.

Gác chuông đặc trưng kiến trúc đền chùa Nhật Bản ở Am Pháp Ấn (Nguồn: Flickr/ Quang Châu).

Gác chuông đặc trưng kiến trúc đền chùa Nhật Bản ở Am Pháp Ấn (Nguồn: Flickr/ Quang Châu).

Một điểm nhấn khác của chùa Linh Quy Pháp Ấn là Bãi Sỏi đặt thấp hơn Sân Mây, được thiết kế kiểu vườn thiền của Nhật với thảm sỏi trắng có các đường vân vòng cung quanh những hòn đá, chậu cây nhỏ xinh, tạo ra một góc đẹp giản dị và tĩnh lặng. Sự tương phản giữa bãi sỏi trắng và nền phong cảnh núi rừng xanh thăm thẳm đã để lại trong máy ảnh của du khách đến chiêm bái ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này nhiều tấm ảnh đẹp đến sững sờ.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn (Đà Lạt) ẩn hiện trong sương sớm như chốn bồng lai tiên cảnh.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn (Đà Lạt) ẩn hiện trong sương sớm như chốn bồng lai tiên cảnh.

 

Các tin tức khác

Back to top