Đừng đợi có tiền mới báo hiếu cha mẹ.

14/12/2020 6:16
Đừng nghĩ phải đi làm xa, kiếm nhiều tiền và mua cho cha mẹ nhà cao cửa rộng, quần áo đầy đủ, thức ăn ê hề mới là báo hiếu. Sự có mặt của đứa con là niềm vui mà cha mẹ chờ mong nhất. Vì thế đừng đợi có tiền mới báo hiếu cha mẹ vì họ không đợi được bạn đâu.

Nhiều người mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi phụng dưỡng cha mẹ.

Khi còn nhỏ ở với cha mẹ. Lớn lên lo ăn học. Đến khi ra trường lại lập gia đình sớm và lo cho gia đình mình. Cha mẹ vì thế ít có cơ hội được phụng dưỡng.

Đến khi biết làm cha mẹ. Thấu hiểu được cái cha mẹ cần khi xưa. Thấu hiểu nỗi vất vả khó khăn bản thân muốn quay lại báo đáp công ơn cha mẹ thì cha mẹ đã qua đời.

Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.

Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu. Nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.

Khi cha mẹ còn tại thế, chúng ta săn sóc, cung phụng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật.

Bên cạnh việc chăm sóc về tiện nghi vật chất, tình thương yêu, lo lắng phát xuất tự đáy lòng của người con hiếu thảo mới thực sự là ngọn lửa sưởi ấm lòng cha mẹ, làm cho cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại.

Vì thực tế, có những gia đình giàu có, cha mẹ nào có thiếu đồ ăn, thức uống. Nhưng các cụ hòa cơm với nước mắt, nuốt buồn phiền, đắng cay hàng ngày.

Món ngon vật lạ kèm theo tình cảm lạnh nhạt, hắt hủi của đứa con bất hiếu. Có lẽ nếu đánh đổi lấy cuộc sống đạm bạc, nhưng tràn đầy tình thương hiếu thảo. Thì bất cứ ai cũng sẵn sàng.

Chúng ta cũng từng thấy không ít gia đình khó khăn vật chất. Mà cuộc sống đơn sơ của họ vẫn ấm áp tình người, rực sáng hạnh phúc là nhờ ở lòng hiếu thảo và việc làm hiếu thuận của con cái dành trọn vẹn cho cha mẹ, ông bà.

Trong khi cha mẹ còn sống trên dương thế thì nhiều người con không biết quý trọng quãng thời gian ngắn ngủi được gần mẹ cha để phụng dưỡng, tri ân báo hiếu, làm mẹ cha vui.

Đến khi cha mẹ mất đi rồi mới lo cúng lễ với mâm cao cỗ đầy, mới khóc lóc cảm thương… Như vậy cũng đâu giải quyết được vấn đề gì.

Nếu mỗi năm bạn gặp cha mẹ được một lần. Vậy thì năm nay, cha mẹ bạn đã bao nhiêu tuổi rồi?

Bạn còn được bao nhiêu năm để trở về chăm sóc họ?

Đừng để quá muộn rồi mới ân hận, hối tiếc…


St


Các tin tức khác

Back to top