Nên làm như thế nào khi thay thế tranh, ảnh hay tượng Phật cũ?

17/12/2019 7:51
Hỏi: Con muốn thay đổi một số tượng Phật, tranh ảnh về Phật Giáo cũng như các vị Bồ Tát trong gia đình vì đã cũ nhưng không biết phải làm thế nào? Con phải thực hành những nghi lễ gì và mang những tranh ảnh, tượng Phật này đi đâu để không mang tội bất kính với Tam Bảo? Khi thay thế tượng mới về nhà thì con phải thực hành những nghi lễ gì? Có người khuyên con phải mời thầy về cúng hay phải mang vô chùa để làm lễ với tranh ảnh và tôn tượng như vậy có đúng không?

Đáp: Bất cứ ai dùng những vật liệu như: tơ sợi thêu thùa tượng Phật hoặc dùng chì, kẽm, vàng, bạc hay các loại gỗ thơm chiên đàn… tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên.

Theo kinh Phật Thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng (Đại chính tân tu Đại tạng Kinh, tập 16, tr. 790a), thì tượng Phật đã có ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm chiên đàn tạo ra hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Kinh văn nói: “Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sinh, trong mùa an cư cuối cùng, đức Phật liền nghĩ đến thánh mẫu Ma Da, nên Ngài tạm xa rời nhân gian để lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu và chư Thiên nghe. Trong thời gian này, vua Ưu Đà Diên, ngày đêm hằng trăn trở thao thức nhớ nghĩ đến Phật. Vì nhà vua là một Phật tử rất thuần thành và luôn sùng kính Tam Bảo.

Do tấm lòng nhớ Phật tha thiết đó, là động cơ chính yếu thúc đẩy nhà vua phải gấp rút tạo hình tượng Phật. Đó là một việc làm nhằm mục đích thể hiện lòng khao khát kính ngưỡng của nhà vua đối với đức Phật. Đồng thời, vua cũng muốn lưu lại hình bóng của đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không có mặt ở nhân gian.

Người tín đồ Phật tử Việt Nam và thế giới đã quy y Tam Bảo, ngày nay cách Phật đã xa nên đều có thờ Phật, thường là thờ Tây phương tam thánh (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí), hay tôn tượng Phật Thích Ca, Di Lặc… hoặc bằng tượng giấy, gổ, đồng, sành sứ…

Ngày nay đa số gia đình Phật tử đem tượng cũ, hư bể vào chùa gởi lại cho Thầy Trụ trì gìn giữ hoặc hỏa thiêu... Ảnh minh họa

Ngày nay đa số gia đình Phật tử đem tượng cũ, hư bể vào chùa gởi lại cho Thầy Trụ trì gìn giữ hoặc hỏa thiêu... Ảnh minh họa

Trường hợp vô tình làm hư bể, hoặc cũ quá, đều có thể thay tượng cốt khác, bằng mọi hình thức:

Thỉnh thánh tượng ở những nơi phát hành, đem đến tự viện trình chư tôn đức Tăng hay Ni chứng minh rồi đem về phụng thờ cho có giá trị tâm linh.

Thỉnh thánh tượng đem về nhà tạm thời tôn trí nơi tốt lành thanh khiết, chờ có dịp thỉnh chư Tăng hay Ni đến nhà an vị thánh tượng.

Mọi việc cúng kiến do chư Tăng ni hướng dẫn; cũng không có rườm ra lắm đâu các Bạn ạ!

Bạn có thể sắm sanh hương hoa, trà quả, rữa sạch đặt lên bàn thờ cúng dường thánh tượng Phật, quý Thầy sẽ đến an vị Phật cho Bạn.

Ở Việt Nam các tượng cũ, hư bể những nơi ít có Phật Pháp thì người nhà đem đến am miếu vắng vẻ hoặc bên đường cái, đặt vào một chổ thích hợp cho đến khi tâm trí không còn nghi ngại sợ sệt. Ngày nay đa số gia đình Phật tử đem tượng cũ, hư bể vào chùa gởi lại cho Thầy Trụ trì gìn giữ hoặc hỏa thiêu... Tại Quan Âm tu viện là nơi nhận cốt tượng hư bể, cũ nhiều nhất, lý do nơi đây có nhiều phương tiện:

Một là hỏa thiêu tượng giấy, ngâm tượng kiến trong nước cho trôi nước sơn…

Hai là nhập cốt, tức là đem cốt tượng hư bể đưa vào bên trong cốt tượng đang đúc.

Ba là, đem về núi Bồng Lai nhập tháp, nhập vào hang, điện…ở những nơi thanh khiết nhất, không bị ai phá hoại, dẫm chân…phụng thờ cho đến khi nào cốt tượng tự hóa.

Chúc các Bạn và gia đình an lạc, tinh tấn niệm Phật.

HT Thích Giác Quang

Các tin tức khác

Back to top