Ông tôi cũng dạy rằng bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói bậy bạ mà ra.
Ông dạy tiếp rằng mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí, lưỡi nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê, sẽ dẫn đến tranh đấu, tranh cãi sinh ra lắm chuyện, thậm chí hậu quả nghiêm trọng.
Ông nói chữ nôm, chữ hán nhưng tôi chỉ nhớ nội dung. Nhờ ông nội dạy từ nhỏ nên tôi luôn lưu ý mỗi lời nói của mình. Tránh tối đa khẩu nghiệp ác.
Lớn lên tôi học Phật, học chánh pháp. Và tôi phát hiện ra rằng ngoài 4 khẩu nghiệp nêu trên, chúng ta còn cần lưu ý thêm các nghiệp khác từ miệng như ăn uống lãng phí, ăn uống cầu kỳ, quá đòi hỏi trong ăn uống.
Tôi cũng lưu ý mình khi phê bình người khác, khi chê bai người khác, khi khen người khác. Tôi học được và luôn nhắc mình thực tập không rêu rao lỗi của mọi người, nếu thấy lỗi thì khuyên bảo và nhắc nhở.
Ts. Nguyễn Mạnh Hùng
Các tin tức khác
- Tại sao chúng ta không được lãng phí thức ăn? (Phần 2) (14/08/2020 6:15)
- Làm phước là pháp hành tạo niềm vui an lạc (14/08/2020 6:02)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh một đời dạy thở từ Đông sang Tây (13/08/2020 7:41)
- Tự giác giữ gìn sức khỏe (13/08/2020 6:08)
- Bill Gates ủng hộ 150 triệu USD để trợ giá vắc xin Covid-19 cho nước nghèo (12/08/2020 5:57)
- Hãy giữ bản thân sức khỏe tốt (12/08/2020 5:46)
- Có tụ, thì có tan (11/08/2020 6:07)
- Bồ đề tâm là gì? Tại sao chúng ta nên phát Bồ đề tâm? (11/08/2020 6:00)
- Bản chất con bò cạp (10/08/2020 5:41)
- Nhân mùa An cư 2020 nghĩ về COVID-19 ( 9/08/2020 7:59)