Phật tử nên ngồi thiền sao cho đúng?

16/10/2020 6:13
Xã hội phát triển, con người phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc đến cuộc sống. Và thiền là một trong những phương pháp giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, mang lại sự an tịnh, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách ngồi thiền sao cho đúng nên dẫn đến việc thiền chưa có hiệu quả.

Những điều cần biết về ngồi thiền 

Trong cuộc sống đầy biến động hiện nay, mỗi chúng ta đều phải đối mặt với nhiều áp lực, những giấy phút bình yên, thư giãn là rất cần thiết. Có khá nhiều phương pháp giúp chúng ta quên đi những mệt mỏi và thiền là một trong những cách được nhiều người thực hiện, đặc biệt là ngồi thiền ngay tại nhà. 

Theo đánh giá của Tiến sĩ Phật học Michael Roach thì thiền sẽ bạn sống chậm lại, cảm nhận được những biến đổi của cơ thể, kiểm soát hơi thở. Tiến sĩ Michael Roach ví cuộc sống giống như một đường đua, khi bạn cảm thấy mỏi mệt thì ngồi xuống nghỉ ngơi mang lại nhiều lợi ích hơn là liên tục lao về phía trước.

Ngồi thiền sẽ giúp sức khỏe của bạn được cải thiện tốt hơn. Ngồi thiền sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên thoải mái, tập trung, giảm căng thẳng, nhận thức được bản thân tốt hơn, cải thiện các mối quan hệ, yêu bản thân hơn...

Các giai đoạn của ngồi thiền về cơ bản gồm có 3: giai đoạn đầu tiên khoảng từ 5 đến 10 phút. Giai đoạn 2 từ 20 đến 40 phút. Giai đoạn 3 dần dần về trạng thái bình thường, kéo dài 5 đến 10 phút. 

Ngồi thiền sao cho đúng cách?

Ngồi thiền không khó, tuy nhiên nếu không nắm được những bước thiền cơ bản thì rất dễ ngồi thiền sai. Để ngồi thiền sao cho đúng, bạn hãy thực hiện tuần tự các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị ngồi thiền bạn cần loại bỏ những vướng bận của công việc, cuộc sống. Sau đó, tắm rửa sạch sẽ, lựa chọn trang phục rộng rãi, chọn 1 nơi yên tĩnh.

Bước 2: Tư thế

Tư thế ngồi thiền có thể chọn 1 trong 3: tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già. Tuy nhiên, được sử dụng nhiều hơn là tư thế kiết già (hay còn được gọi là thế hoa sen.

Ngồi tư thế hoa sen bằng các bước sau. Lưng thẳng, nắm hai châm bằng 2 tay. Đặt chân lên đùi phải. Đặc biệt lưu ý chân phải hướng lên trời, gót chân ép sát bụng. Làm tương tự với bàn chân còn lại. Lúc đầu có thể thấy không quen ngồi hơi khó chịu. Nhưng khi quen rồi sẽ không khó, ngồi sẽ được lâu hơn.

Bước 3: Tập trung tinh thần và tâm ý

Nguyên tắc ngồi thiền đó là cần tập trung. Lúc này những yếu tố bên ngoài không thể ảnh hưởng tới tinh thần của bạn. Tư thế ngồi được hướng dẫn trong bước 2 cũng giúp đáng kể để tăng tính tập trung của bạn.

Ngoài ra, khi ngồi thiền việc loại bỏ thị giác cũng là cách tăng độ tập trung...Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền (mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt). Ngồi thiền đạt đỉnh khi tinh thần trở nên trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Dần dần bạn sẽ bước vào trạng thái vô thức, thoải mái, không vướng bận các lo lắng, muộn phiền của cuộc sống.

Bước 4: Xả thiền

Để khí huyết lưu thông bình thường, hết tê mỏi. Bạn cần thực hiện 1 vài động tác trước khi đứng dậy. Dùng tay cọ xát làm ấm thoa lên vùng mắt. Sau đó vuốt nhẹ hai sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Cuối cùng dùng tay bóp chân bớt tê, xoay cổ lưng, hông để các cơ giãn.

Trên đây là hướng dẫn ngồi thiền đúng phương pháp. Bạn chỉ cần bỏ ra mỗi ngày ít thời gian nhưng sẽ giúp cơ thể được thoải mái, tinh thần tập trung, tốt cho sức khỏe.

Thiền là một phương pháp đơn giản giúp tăng sự tập trung, giải tỏa những mệt mỏi, áp lực dành cho tất cả mọi người. Hy vọng rằng những kiến thức về thiền ở trên sẽ giúp ích tới quý Phật tử, độc giả. 


Các tin tức khác

Back to top