(Hữu vi: sự vật gì cũng có tướng, thấy biết được qua cảm giác của sáu căn “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý” luôn chuyển biến vô thường gọi là pháp hữu vi).
Lại nói rằng: Lìa hết thảy tướng tức là chư Phật. Tâm kinh nói rằng: "Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp”. Kinh A-di-đà dạy chúng ta rằng: "Chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn". Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta: “Phát tâm bồ-đề một lòng chuyên niệm”. Kinh Hoa Nghiêm phần sau cùng là mười đại nguyện vương của ngài Phổ Hiền dạy chúng ta hồi hướng khắp tất cả, chỉ dạy quay về Cực Lạc. Toàn bộ đều dạy chúng ta cần phải "buông xuống".
Học Phật chính là cần phải xả, xả chính là được, có xả mới có được. Xả một phần được một phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích. Giống như trên tay bạn có đồ vật mà bạn cứ luôn luôn nắm chặt không buông ra, làm sao bạn có thể lấy được một bảo vậy quý báu khác!
Trong Tâm Kinh, Bồ-tát Quán Tự Tại dạy chúng ta rằng: "Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” chính là dạy chúng ta phải xả. Xả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, xả bỏ sáu căn truy cầu; xả sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp.
Phương pháp xả trong kinh nói rất nhiều. Đặc biệt trong Lăng Nghiêm, chương Bồ-tát Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông có dạy: "Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Dùng vạn đức hồng danh một câu Thánh niệm Nam mô A-di-đà Phật buộc chặt nơi sáu căn, đem danh hiệu Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chúng ta. Từ thuỷ đến chung, từ sáng đến tối không lìa câu Phật hiệu. Trong quá trình trì danh hiệu Phật, xả bỏ các duyên của sáu căn, xả bỏ sự tiêm nhiễm của sáu trần. Nương tựa vào nguyện lực đại từ, đại bi của Phật A-di-đà để thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc, giải thoát luân hồi và chứng quả thành Phật.
Trích Liên Trì Cảnh sách
Thích Quảng Ánh dịch
Các tin tức khác
- Đâu là của riêng ai ( 4/11/2020 8:14)
- Khuyến tu pháp môn Niệm Phật ( 4/11/2020 8:03)
- Làm thế nào để sống lạc quan giữa cuộc sống đầy biến động? ( 4/11/2020 7:59)
- Thề nguyện giải quyết xong việc lớn sinh tử ( 3/11/2020 7:56)
- Không có gì là không thể buông bỏ được ( 2/11/2020 7:54)
- Thiền quán để lắng tâm ( 2/11/2020 7:53)
- Lời tức giận ( 2/11/2020 6:18)
- Sự cấp thiết phải thoát vòng luân hồi sinh tử ( 1/11/2020 7:51)
- Ở đời vui đạo hãy tùy duyên ( 1/11/2020 7:49)
- Cộng nghiệp có thể tịnh hoá nương sức cầu nguyện của cả cộng đồng (31/10/2020 6:10)