Thiền quán về sợ hãi

13/01/2021 7:46
Hầu hết những người bắt đầu thực tập chánh niệm về sự sợ hãi lần đầu tiên nhận ra hành vi của họ bị thúc đẩy bởi sự sợ hãi lớn như thế nào. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn có thể bắt đầu cảm thấy nản lòng hoặc có thể phòng thủ, hay kiên quyết khẳng định rằng sợ hãi của bạn là hợp lý và thậm chí cần thiết.

Bạn từng sợ hãi và bạn biết cách giải quyết, vì vậy những phản ứng này là tự nhiên. Như thể bạn sợ mà không sợ! Tất nhiên, bạn có thể đúng; tôi chỉ có thể nói rằng những người thực hành yoga mà tôi biết họ không nhìn sợ hãi theo cách như vậy.Bạn có thể chánh niệm quán sát những sợ hãi nhỏ của bạn và rồi nhìn xem những gì đã xảy ra. Vui lòng kiên nhẫn. Nó giúp nhắc bạn rằng sợ hãi không phải là một điều ghê tởm. Ngay cả các Tỳ-kheo cũng gặp phải sợ hãi, điều được Đức Phật miêu tả trong kinh Sợ hãi và khiếp đảm thuộc Trung bộ

Lời dạy tâm linh cốt tủy về sợ hãi là rằng, nó xuất hiện bất cứ khi nào bạn trải niệm một cảm giác tách rời, hoặc tách rời khỏi người khác hoặc tách rời khỏi môi trường.Khi bạn phát triển tâm linh và bắt đầu thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả mọi đời sống, cảm giác tách rời của bạn giảm dần và sợ hãi do đó bắt đầu đánh mất sự kềm kẹp của nó. Vì lý do này, đôi khi người ta nói rằng một người nhận biết pháp (dhamma) một cách đầy đủ sẽ hoàn toàn không còn sợ hãi. Thật đáng tiếc, đối với hầu hết chúng ta, vẫn luôn cần phải tu tập.

Thực hành từ bi là liều thuốc hữu hiệu giải trừ nỗi sợ hãi. Nếu bạn nhìn qua lăng kính từ bi, bạn không sợ những gì ở bên ngoài, mặc dù nó vẫn thật sự khó khăn và có thể tiếp tục làm hại bạn. Thực hành lòng từ bi chỉ năm phút mỗi buổi sáng, kế tiếp bằng việc nói những cụm từ thể hiện lòng từ bi khi bạn làm những công việc hàng ngày, cũng có thể tạo ra một sự khác biệt trong đời sống của bạn. 

Tôi đặc biệt khuyên bạn thực hành thiền từ bi để đối trị sợ hãi như sau: “Xin cho tôi thoát khỏi sợ hãi trong đời sống của mình. Tôi cũng xin giúp đỡ người khác thoát khỏi sợ hãi trong đời sống của họ. Và cầu mong tôi đối mặt với sự sợ hãi với sự can đảm của trái tim cởi mở, hành động với sự quyết đoán nhưng không bao giờ gây chia rẽ”Bạn có thể bắt đầu thực tập chánh niệm về sự sợ hãi ngày hôm nay. Khi tâm của bạn bị cuốn vào trong một cơn bão suy nghĩ về những điều tồi tệ trong cuộc đời và về điều gì đó trong cuộc sống của bạn, hãy dành chút ít thời để ghi nhận những gì xảy ra nơi thân bạn. Sau đó chú ý cách tâm của bạn đang truyền đạt những hình ảnh và từ ngữ. Hãy để trái tim của bạn mở rộng đối với những đau khổ mà sợ hãi gây ra. 

Có một câu chuyện rằng, có một tu sĩ sống trong một hang động biệt lập, ở đó ông vẽ những bức bích họa tuyệt đẹp lên vách động như một cách thực hành thiền. Với sự tập trung cao độ và kỹ thuật có được, ông vẽ một con cọp hung dữ trông như một con cọp thật. Vì nó quá thật, nó khiến ông sợ hãi! Tất cả những điều xuất hiện trong tâm bạn giống như những nét cọ của vị tu sĩ ở trên vách động, không thứ nào trong chúng có thật, ngay cả những thứ dường như vững chắc nhất. Khi bạn cảm thấy không thoát khỏi được sợ hãi, cần thấy rõ rằng bạn đang bám chặt vào sự nhận thức được vẽ trên những bức tường tâm của bạn. Lúc này phản ứng thích hợp của bạn nên là: chánh niệm liên tục về sự sợ hãi, từ bi sâu sắc đối với khổ đau mà sự sợ hãi đang gây ra, rèn luyện sự bình thản mà nó cho phép bạn sống chung với nó. Khi ấy bạn sẽ thấy rằng pháp sẽ là cái còn lại.

Pillip Moffit* 
- Nhuận Bảo
 dịch


Các tin tức khác

Back to top