Đại tuyệt chủng thứ 6 có tốc độ nhanh gấp 4.000 lần thời kỳ khủng long

7/04/2021 8:04
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi ngóc ngách của Hành tinh Xanh....có một sự thật đáng lo ngại và có thể khiến bạn giật mình, đó là tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần so với Đại Tuyệt chủng thời kỳ khủng long.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ hai trường Đại học Stanford (Mỹ) và Mexico City (Mexico) đã chỉ ra tốc độ biến mất của nhiều loài sinh vật. Được biết kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Khoa học Proceedings of the National Academy.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của Trái đất đang tăng tốc. Ảnh minh họa.

Theo đó, tốc độ biến mất của lớp động vật có xương sống trong khoảng cuối thập kỷ này là 2 loài/năm (so với tốc độ 2 loài/100 năm khoảng 2 triệu năm trước đây). Dường như gia tốc tuyệt chủng đang ngày càng tăng lên mà không hề có dấu hiệu chững lại, dù có vẻ âm thầm nhưng lại là khởi đầu cho một thảm kịch trong tương lai không xa.

Nghiên cứu cũng chỉ ra 1/3 các loài sống trên Trái Đất đang chịu chung số phận khi số lượng loài giảm đi rất nhiều với tốc độ nhanh, thậm chí gần 1 nửa các động vật có vú trên đất liền đã giảm 80% loại trong suốt cuối thập kỷ vừa qua.

Biểu đồ số lượng tính theo phần trăm các sinh vật đã bị tuyệt chủng trên các khu vực của Trái Đất. Ảnh Đại học Standford.

Theo biểu đồ trên, có tới 177 loài động vật có vú ở các lục địa trên thế giới đang bị giảm số lượng nặng nề (khu vực sẫm màu) thông qua việc nghiên cứu và phân tích 27.600 động vật có vú, bò sát và lưỡng cư.

Báo cáo cho hay: "Khoảng 50% số lượng các cá thể động vật chung sống trên Trái Đất cùng với chúng ta đã biến mất, tức khoảng nghìn tỷ số lượng sinh vật".

Buôn bán động vật hoang dã, phá hoại môi trường... là những gì con người đã làm và gây ra hậu quả này. Các nhà khoa học cảnh báo, việc một loài biến mất sẽ làm xói mòn hệ sinh thái và gây nguy cơ làm các loài khác tuyệt chủng, và phải mất hàng triệu năm mới khôi phục được số lượng các loài vật.

Trong lịch sử, Trái đất từng trải qua 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, tiêu diệt khoảng 70-95% chủng loài thực vật, động vật và vi sinh vật từng tồn tại. Đợt tuyệt chủng gần nhất xảy ra cách đây 66 triệu năm, là lúc khủng long biến mất.

Năm lần đại tuyệt chủng trước đều do các thảm hoạ tự nhiên, như núi lửa phun, thiên thạch đâm vào Trái đất, riêng đại tuyệt chủng thứ 6 đang diễn ra thủ phạm lại là con người.

 

5 cuộc Đại tuyệt chủng lớn nhất lịch sử Trái Đất:

 

1. Tuyệt chủng Ordovic - Silur (cách đây 440 đến 450 triệu năm) do một vụ nổ gamma gần Trái Đất khiến 17% số họ và 1 nửa các chi động vật bị biến mất vì thời kỳ băng hà khắc nghiệt kéo dài hơn 1 triệu năm.

 

2. Tuyệt chủng Devon (cách đây 360 triệu năm) do thiên thạch và chạm ở đại dương khiến 19% số họ, 50% số chi và 70% số loài biến mất sau 20 triệu năm tuyệt chủng liên hoàn kéo dài do ảnh hưởng sinh thái.

 

3. Tuyệt chủng Permi - Trias (lớn nhất lịch sử) với 90% sinh vật biển và 70% sinh vật đất liền biến mất do sự vận động kiến tạo của Trái Đất như núi lửa, động đất kết hợp với va chạm thiên thạch càng làm cuộc Đại Tuyệt chủng trở nên tồi tệ hơn,

 

4. Tuyệt chủng Trias - Jura (cách đây gần 200 triệu năm) khiến 23% số họ, 48% số chi biến mất mà nguyên nhân chưa thật sự rõ ràng (theo các nhà khoa học thì có thể là do núi lửa phun trào hoặc va chạm sao băng tạo nên hồ Manicouagan, Canada lúc bấy giờ.

 

5. Tuyệt chủng Creta - Paleogen (cách đây khoảng 66,5 triệu năm) khiến các loài khủng long tuyệt chủng cùng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài biến mất do va chạm thiên thạch và sự hoạt động mạnh của núi lửa.

Các tin tức khác

Back to top