Hạnh nguyện lớn của người tu.

24/11/2012 1:32
Sống phải biết yêu thương mọi loài, lấy trí tuệ làm sự nghiệp cho đời mình và lãnh lấy trách nhiệm “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”, để đem đạo vào đời giúp đơi tỏ đạo và giúp cho tất cả mọi người thoát khỏi cảnh khổ hướng đến giá trị chân thiện mỹ.

Nhìn thấy nhân loại đắm chìm trong bóng tối vô minh gây tạo nhiều ác nghiệp để rồi phải lãnh thọ nhiều quả báo đau thương. Vì lòng từ bi Đức Phật thị hiện ra đời nhằm mục đích: “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, Ngài dạy rằng “Ta ra đời vì lợi ích cho số đông, cho chư thiên và loài người”, và “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Ngài khẳng định tất cả chúng ta sẽ thành Phật sớm hay muộn thôi. Lời khẳng định đó giúp ta yên tâm tu tập điều thiện chưa sanh thì phải cố gắng để điều thiện phát sanh, điều thiện đã sinh thì phải duy trì tiếp, điều ác chưa sanh, thì ngăn chặn không để điều ác phát sinh, điều ác đã sanh thì diệt trừ đừng để nó sanh khởi thêm. 

Cái đẹp của cuộc đời là đem hạnh phúc, an lạc và lòng từ bi cho mọi người, sự kỳ thị chủng tộc được thay bằng sự bình đẳng giữa con người, chiến tranh được thanh bằng hòa bình là ban vui cứu khổ, giúp con người hiểu rõ mình để hiểu rõ nhân sinh quan và vũ trụ, biết rõ khổ đau và nguyên nhân đưa đến khổ đau….và rồi Ngài còn dùng những phương tiện quyền xảo tùy theo căn cơ của mỗi người mà dạy các pháp. Là đệ tử xuất gia cần phải noi gương theo hạnh của Ngài đó là đem lòng từ bi yêu thương đến với tất cả mọi người, ta xuất gia là ra khỏi nhà uế trược của cuộc đời, xa lánh mọi danh lợi nên vấn đề đem tiền đi cho người khác là pháp của thế gian, ta chỉ có giáo Pháp của Như Lai học và hành trì và đem lợi ích tu hành được hướng dẫn cho chúng sanh biết sống tránh điều ác phát triển điều thiện. hãy tùy căn cơ của mỗi chúng sanh mà ta có những lời hướng dẫn hành giả tu hành khác nhau, đối với người tu nhơn thừa thì phải hướng dẫn hành giả nương tựa Tam Quy và thọ trì năm giới cấm (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống rượu), đây cũng là nền tảng căn bản, là hành trang giúp hành giả tiến lên trong quá trình tu tập, tiếp đến là tu thập thiện (thân không sát, đạo, dâm – khẩu không nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác - ý không tham, sân si). Tu theo Thanh Văn thừa (250 giới - Tỳ Kheo Tăng – 348 giới - Tỳ Kheo Ni) , đây là nên tảng giúp nhập vào dòng thánh đẩy dần những màng vô minh của thế tục ra khỏi thân tâm của mình …. 

Nếu hành giả nhận thức được các pháp trên thế gian này cho dù có hình tướng hay không hình tướng mà ta làm đều là phương tiện, không đắm nhiễm thì công đức rất lớn, cũng không ít người vì lợi dưỡng trước mắt mà sự bố thí mang một cái tâm đó là vì danh vì lợi. 

Chúng ta phải biết yêu thương tất cả mọi người như Đức Phật đã từng yêu thương tất cả, không phân biệt giai cấp, trình độ học vấn, giàu hay nghèo Ngài đã từng dạy “ Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”. 

Hãy dùng sự tu tập của bản thân để quán chiếu điều gì nên làm và điều gì không nên làm, có một số người nhận định Đạo Phật là bi quan yếm thế? Nhưng không! Đó chỉ là cách nhìn nhận của những người thiếu chất liệu tư duy và quán chiếu. Họ nào có biết Đạo Phật nói đến khổ đau là vì đây là chân lý, là thực tế của cuộc sống chứ không phải là biểu thiện thái độ sống của Đạo Phật, nói đến Đạo Phật là nói đến lòng Từ Bi và trí tuệ của những bậc thượng sĩ. 

Và trước khi Phật nhập niết bàn Ngài đã nói “ Suốt trong 49 năm (Bắc Truyền) – 45 năm (Nam Truyền) thuyết pháp Ta chưa hề nói lời nào”. Đức Phật đã nói lời hư dối chăng? Thưa không, Ngài muốn đánh tan sự chấp Pháp thái quá của người sau và cho ta hiểu rõ đấy chỉ là những phương tiện quyền xảo, sống trong tục đế mỗi người chúng ta đều ở trạng thái: đúng – sai, được – mất, giàu – nghèo,….nhằm chỉ chân đế, đây chính là bổn hoài mà Phật muốn chúng ta nhận rõ tính “Giác Ngộ” vỗn sẵn có ngay trong chính tự thân của mình, Ngài chỉ là người chỉ đường còn đến được hay không đến là do nỗ lực của tự thân của chúng ta. 

Ta là đệ tử của Phật cũng phải noi gương Người Cha lành biết dùng Pháp mà bố thí cho người, tiền tài danh lợi là Pháp bố thí của Thế gian, ta là người tu phải nhận định rõ có cái gì để cho người khác? Tiền tài vật chất ư? Hai vấn đề này ta không làm được đâu, hãy sử dụng tiền tài vật chất là phương tiện quyền xảo để đưa giáo lý nhà Phật đến với tất cả mọi người, để mọi người hiểu và sống tốt hơn. 

Khi đã xác định rõ mục đích, lý tưởng và hoài bảo giải thoát giác ngộ thì tùy theo căn cơ và trình độ mà mỗi người sẽ lên kế hoạch và định hướng để lộ trình tu học của bản thân và của chúng sanh được an lạc hạnh phúc hơn.

 Sống phải biết yêu thương mọi loài, lấy trí tuệ làm sự nghiệp cho đời mình và lãnh lấy trách nhiệm “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”, để đem đạo vào đời giúp đơi tỏ đạo và giúp cho tất cả mọi người thoát khỏi cảnh khổ hướng đến giá trị chân thiện mỹ.

===:::TTT:::===

Các tin tức khác

Back to top