Hóa giải oán thù

4/06/2024 4:13
Khi thực tập giáo pháp, chúng ta không nuôi dưỡng oán giận thù hằn bên trong mình. Thay vì bị cuốn theo bất thiện pháp trong phản ứng, trong suy nghĩ, chúng ta thoát ra ngoài sự đố kỵ, ác cảm, oán giận kia.

Pháp và thế giới có mối quan hệ hỗ tương với nhau. Nơi đâu có Pháp ở đó có thế giới, nơi đâu có thế giới ở đó có Pháp. Nơi đâu có phiền não ở đó có người chế ngự được phiền não, có cuộc chiến diễn ra. Đấy được gọi là cuộc nội chiến.

Đánh với kẻ thù bên ngoài, người ta sử dụng bom mìn súng đạn, họ có thể thắng hoặc có thể thua. Trong lúc thực tập giáo pháp, chúng ta không đấu với kẻ thù bên ngoài mà là chiến đấu với tâm của mình, kham nhẫn, chịu đựng và chống trả bằng mọi cách.

Khi thực tập giáo pháp, chúng ta không nuôi dưỡng oán giận thù hằn bên trong mình. Thay vì bị cuốn theo bất thiện pháp trong phản ứng, trong suy nghĩ, chúng ta thoát ra ngoài sự đố kỵ, ác cảm, oán giận kia.

Lòng căm ghét chỉ có thể được chế ngự bằng cách không nuôi dưỡng oán giận, không cho phép có sự oán giận. Những việc làm gây tổn thương hay có tính chất trả đũa, tuy phần thể hiện có khác nhưng bản chất không khác nhau mấy.

Mọi việc đã xảy ra hãy để chúng đi qua không cần thiết trả lời, trả thù hay thù hận gì cả. Đó là nghiệp (kamma). Sự trả đũa (vera) có nghĩa là tiếp tục đi xa hơn và trong đầu luôn mang ý nghĩ “anh đã làm thế với tôi, tôi sẽ quay lại báo thù anh”. Oán thù này không bao giờ có ngày chấm dứt. Lúc nào cũng tìm cách trả thù nên hận thù không bao giờ đoạn dứt. Cũng giống như sợi dây xích này, các mắc xích liên kết rất chắc, hận thù không kết thúc được. Bất cứ ta đi nơi nào, hận thù mãi theo ta như thế.


Thiền sư Ajahn Chah

Các tin tức khác

Back to top