Lời của Phật nói chúng ta có thể tin tưởng hay không? Chỉ cần tỉ mỉ mà tư duy, quan sát, sau đó liền sẽ cảm thấy lời nói của Phật có thể tin tưởng. Phật nói với chúng ta, muốn được thân người, điều kiện là phải đầy đủ năm giới mười thiện.
Chúng ta nghĩ lại xem, chúng ta một ngày từ sớm đến tối, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm là mười ác nhiều hay là mười thiện nhiều? Bình lặng mà suy xét thì liền biết.
Ý niệm ác của chúng ta nhiều hơn ý niệm thiện, lời nói ác nhiều hơn lời nói thiện, hành vi ác nhiều hơn hành vi thiện, vậy thì xong rồi, thân người thì không thể có được. Muốn được thân người, đích thực thiện chắc chắn phải nhiều hơn ác.
Trong mười phần, bảy tám phần là thiện, hai ba phần là ác; không luận là khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm, phải có một so sánh như vậy thì bạn liền rất an tâm, vì đời sau vẫn có thể giữ được thân người.
Nếu như nói thiện và ác của tôi năm mươi - năm mươi, như vậy rất là không bảo đảm. Luôn phải đến bảy tám phần mười, thì mới có thể tin được, không đến nỗi mất thân người. Chúng ta từ ngay chỗ này bình lặng mà tư duy quan sát, liền biết được lời của Phật nói có đạo lý, đáng được chúng ta tin tưởng.
Phật nói: “Được thân người là đáng quý”. Đáng quý ở chỗ nào? Đáng quý ở khai ngộ, đáng quý ở siêu việt sáu cõi luân hồi. Nếu muốn khai ngộ, muốn siêu việt sáu cõi luân hồi, thì chỉ có Phật pháp. Cơ hội nghe Phật pháp không nhiều. Được thân người và nghe được Phật pháp là đại hạnh.
Nếu như được thân người mà không thể nghe Phật pháp, vẫn cứ khởi tâm động niệm đều đang tạo ác nghiệp, thì cái thân người này có gì đáng quý chứ? Khoảng chớp mắt thì đi đến ba đường, vậy thì không đáng quý.
Hiện tại chúng ta đích thực đáng được vui mừng, chúng ta được thân người, nghe Phật pháp, thực tế là không dễ dàng. Vậy thì chúng ta ngay đời này có năng lực siêu việt tam giới hay không, có năng lực trải qua đời sống trí tuệ của Phật Bồ tát hay không, hoàn toàn xem thành tựu nhẫn lực của chính mình.
Học Phật phải có lòng nhẫn nại, không có lòng nhẫn nại thì không thể thành tựu. Hơn nữa, lòng nhẫn nại này một ngày đều không thể buông lung. Chúng ta đến thế gian này, ngay trong một đời này việc gì là việc lớn thứ nhất của ta? Học Phật là việc lớn thứ nhất, mới có thể có thành tựu. Việc này nếu không có nhẫn lực tương đương thì không thể thành công. Khi mới học luôn luôn là ngày tiếp nối đêm.
Chúng tôi ngày trước ở Đài Trung cùng học giảng Kinh với thầy. Vào lúc đó tuổi trẻ, có thể lực, buổi tối mỗi ngày dậy ba giờ là không vấn đề, ngày thứ hai vẫn cứ làm việc. Cho nên, làm việc gì đều phải tuổi trẻ thì mới dễ dàng thành tựu, trung niên trở lên thật khó, thể lực không đủ, cho dù có tâm nguyện, nhưng thể lực không cho phép.
Ba ngày ba đêm không ngủ, bạn còn có tinh thần hay không? Lúc tôi hơn hai mươi tuổi, có thể lực, ba ngày ba đêm không ngủ mà hoàn toàn bình thường, công việc gì đều cũng có thể làm, tuyệt đối không có tình trạng mệt mỏi. Hiện tại thì không được rồi. Cho nên, cần phải nắm lấy cơ duyên, phải nắm lấy thời gian. Muốn có thành tựu, quyết định tất cả đều phải dựa vào nhẫn nại.
HT. Tịnh Không
Các tin tức khác
- Làm phước giúp ích gì cho sự giác ngộ? (11/04/2025 8:32)
- Như Lai ở rừng (11/04/2025 8:27)
- Gặp Phật là may mắn lớn nhất (10/04/2025 8:56)
- Giữa người với người, lỗi lầm lớn nhất là truyền bá thị phi (10/04/2025 8:53)
- Cái gì đi đầu thai, tái sanh? (10/04/2025 8:50)
- Làm sao để định tâm khi tụng kinh, trì chú và niệm Phật? (10/04/2025 8:47)
- Người tham lam muốn mọi thứ ( 9/04/2025 8:38)
- Sống với sự bình an trong tâm hồn ( 9/04/2025 8:36)
- Không nhiều người có lòng thương ( 9/04/2025 8:34)
- 23 quả báu giữ giới không sát sinh ( 9/04/2025 8:32)