Bạn cần làm gì trước, trong, sau khi động đất

5/01/2013 2:20
Hà Nội vừa xảy ra một cơn dư chấn động đất nhẹ. Đây là dư chấn của trận động đất mạnh 7 độ richter tại gần biên giới Thái Lan - Myanmar. Rất may là tại những khu được phản ánh có động đất, mọi người đều an toàn và không xảy ra thêm hiện tượng gì.

Câu hỏi đặt ra là khi xảy ra động đất, chúng ta cần phải làm gì để mình và người thân được an toàn?
 
Đối với những trận động đất nhẹ như vừa rồi, chỉ gây rung lắc nhẹ thì không cần đi ra khỏi nhà. Hãy thật bình tĩnh, không được hoảng loạn và chui ngay xuống gầm bàn chắc chắn chờ cơn động đất qua.

Còn sau đây là hướng dẫn những điều phải làm phòng khi "tình huống xấu hơn" xảy ra:
 
Điều đầu tiên là phải thật bình tĩnh mà xử lý sự việc.
 
Đề phòng tình huống xấu
 
Những vật dụng trong nhà nên được cố định vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính… nên được cố định chắc chắn để khi lung lay cũng không rơi xuống đất, gây thương tích.
 
Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén... xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng đổ xuống vẫn không làm cản trở lối ra.
 
Vật dụng nhà bếp cũng nên dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn.
 
Những vật nặng hay dễ vỡ nên để gần mặt đất.
 
Nên dự trữ các loại đồ ăn, thức uống đóng hộp tiện cho việc mang vác
 
Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, 1 chiếc còi (để gây tiếng động lớn kêu cứu), băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn.
 
Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.
 
Trong lúc động đất
 
Nếu bạn ở nhà:
 
Đừng ở trong nhà bếp, vì nhà bếp có rất nhiều thứ nồi niêu lỉnh kỉnh có thể rơi xuống khi bị rung lắc
 
Chui xuống một gầm bàn lớn hay gầm giường nếu nó chắc chắn. Như thế, khi nhà sập vẫn có khí thở.

Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng. Tránh xa cửa kính
 
Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn rơi trúng.
 
Tư thế chuẩn khi núp dưới gầm bàn (chú ý chọn loại bàn gỗ chắc chắn và khó đổ )
 
Nếu mất điện (trường hợp này chắc chắn sẽ xảy ra), dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.

Nếu bạn đang ở ngoài đường:
 
Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống mà đứng.
 
Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện và đường cầu.

Nếu bạn đang ở trong tòa nhà cao tầng:

 
Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi có động đất thường kèm theo mất điện, thang máy sẽ bị kẹt.
 
Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
 
Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.
 
Sau động đất
 
Kiểm tra thử xem có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở.
 
Nếu nhà bị sập, gây tiếng động càng mạnh càng tốt để kêu cứu.
 
Chuẩn bị cho các dư chấn kèm theo về sau, những trận động đất nối tiếp trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, vẫn có thể gây thương tích.
 
Mở ngay các phương tiện truyền thông để xem có tin tức gì khẩn cấp không.
 
Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, thông báo ngay với các cơ quan có trách nhiệm.
 
Đến nơi đã hẹn với gia đình và người thân để tụ họp.
 
Động đất ở Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều tuy nhiên cường độ không mạnh như một số trận động đất đã từng xảy ra trong lịch sử.

Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ richter xảy ra trên đới đứt gãy sông Mã.
 
Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ richter, xảy ra trên đới đứt gãy Sơn La.
 
Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất 6,1 độ richter (thuộc ở vùng biển Vũng Tàu, Phan Thiết). Trận động đất này này đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.
 
Từ năm 2005 trở lại đây, ngày càng xuất hiện nhiều trận động đất hơn, tuy nhiên, cường độ các trận động đất gần như nhau, không có sự tăng giảm mạnh.
 
Năm 2010, có rất nhiều trận động đất xảy ra ở Việt Nam. Trong đó, trận lớn nhất đạt 5 độ richter. Còn những trận nhỏ hơn thì xảy ra trên hàng loạt đứt gãy như Mường Lay - Bắc Yên, Cao Bằng - Tiên Yên, đứt gãy sông Mã, sông Cả… Tuy nhiên, những trận động đất này không gây thiệt hại lớn.
 
Với tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam như hiện nay thì một trận động đất mạnh 6,8 độ richter (như đã xảy ra ở Sơn La năm 1983) thì Hà Nội và các đô thị phía Bắc sẽ rung động rất đáng sợ, có khả năng làm đổ nhà.
 
Theo 24h.com.vn


BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ ĐỘNG ĐẤT?


Doug copp, đội trưởng đội cứu hộ, động đất, xử lý tình huống, chia sẻ kinh nghiệm, tam giác của cuộc sống

Doug Copp, đội trưởng đội cứu hộ của Mỹ, từng đi cứu hộ động đất ở 60 quốc gia từ năm 1985 đến nay đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong tình huống khó khăn nhất khi động đất xảy ra.

Theo Doug Copp, khi tòa nhà sụp đổ, trọng lượng của trần rơi xuống thì đồ đạc ở bên trong ngôi nhà thường bị nghiền nát hoặc xô xát vào nhau, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng. Khoảng không gian này, Doug gọi là "tam giác của cuộc sống". Và lúc đó, mọi người sử dụng cái khoảng trống này để trú ẩn an toàn, tránh bị thương tích.

Dưới đây là những lời khuyên của Doug Copp:

1. Phản ứng thông thường nhất là của bạn là chui xuống gầm bàn làm việc hoặc ô tô. Hành động này sẽ khiến bạn bị nghiền nát.

2. Với động vật nuôi, phản ứng của chúng khi có dư chấn là cuộn tròn mình trong tư thế của một bào thai, bạn cũng nên làm theo cách này. Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một ghế sofa, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống bên cạnh nó.

3. Các toà nhà gỗ an toàn nhất trong xây dựng có thể ở trong một trận động đất. Nếu nhà gỗ sụp đổ, nhiều khoảng trống được tạo ra.

4. Nếu bạn đang ngủ trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là bạn phải lăn khỏi giường. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Chính vì thế, các khách sạn có thể đạt được tỷ lệ sống cao hơn rất nhiều trong trận động đất, chỉ đơn giản bằng cách đăng một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi phòng báo cho khách nằm xuống trên sàn nhà, bên cạnh phía dưới giường khi có động đất.

5. Tuyệt đối không đứng dưới ô cửa và rầm cửa khi động đất xảy ra.

6. Không nên đi đến cầu thang. Ngay cả khi cầu thang không bị sụp đổ bởi trận động đất, chúng có thể sụp đổ sau khi quá tải bởi những người bỏ chạy.

6. Trong khi thu thập dữ liệu bên trong một cơ quan báo chí bị sụp đổ do động đất, Doug phát hiện ra, các phòng làm việc với rất nhiều giấy chất đống lên nhau, khi động đất xảy ra, khoảng trống lớn được tìm thấy quanh những đống giấy này. Đó cũng là một loại “tam giác cuộc sống” cứu mạng bạn khi bạn ở trong tình huống này.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, nơi thường xuyên xảy ra động đất, người dân cũng được hướng dẫn cách xử lý đơn giản, dễ nhớ nhưng rất hữu dụng.

Khi động đất, cần phải tắt nguồn khí gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để phòng khi nhà bị sập thì không bị mắc kẹt, lấy túi đựng đồ ăn kiểu lương khô và nước uống phòng khi động đất (túi này có bán sẵn ở các siêu thị). Khi đợt dư chấn qua đi thì ngay lập tức bật tivi để xem tin tức về động đất.

Gần như tất cả các kênh truyền hình được kết nối với hệ thống cảnh báo động đất đều ngay lập tức thông báo chi tiết về nơi xảy ra động đất, cường độ bao nhiêu và cảnh báo khả năng có sóng thần hay không, đưa ra các hướng dẫn cần thiết khác cho người dân...

Theo khoahoc.com.vn


Các tin tức khác

Back to top