Hạt bụi trở về

18/06/2019 8:42
Cát bụi là một ý niệm vô thường của đạo Phật, và như áng mây cuối trời cũng mang một ý niệm về tự do, thảnh thơi của Phật giáo. Cát bụi ở đây, không riêng gì bản thân con người mà là trần cảnh, ngoại cảnh, vạn vật v.v...

Môn đệ tử vui mừng đón thiền sư Nhất Hạnh xuống xe tại khu tịnh dưỡng resort Fusion MaiaẢnh: Như Trang


Cát Bụi giúp ta trở về với thực tại và làm chủ với vạn pháp đối đãi, đang bị vướng mắc chi phối bởi thức và các cảm thọ, giác quan. Vì thế khiến ta làm chủ thân tâm, nhận diện đơn thuần, tiếp xúc để thấy rõ tự tánh giác ngộ đang ẩn sâu bên trong.


Khi lắng nghe hay nhìn thấy những điều nhỏ bé hay thay đổi từ dạng này sang dạng khác, khi đó ta nghỉ ra ngay đến giá trị tuyệt đối. “Trở về Cát Bụi” phạm trù không nói riêng về cõi chết mà đạo Phật đang thiên hướng tới sự thực tập tứ diệu đế. Vì hạnh phúc không nằm ngay ở điểm đến mà hạnh phúc đang có mặt ngay trong giây phút hiện tại. Bốn điều diệu dụng nhất, mà Phật muốn chỉ rõ đó là “con đường”. Con đường thoát khổ, con đường buông hết phiền não ...


Trở về, hay còn gọi là quay về nương tựa, nương tựa trở về với chân đế tăng thân (chính mình). Đúng nghĩa hơn là trở về với bản lai diện mục, nguyên thủy ban sơ. Vì khi một yếu tố thiên nhiên hay con người thoát ly được sinh tử, xem sanh tử là đôi dép bỏ thì cõi tạm trần gian này chỉ là một đối tượng trong đối tượng không hơn không khác.

Chúng ta có thế quay về nương tựa với hình hài này không? Chắc có. Vì một khi bốn yếu tố sinh trụ dị diệt vẫn còn bám chấp và thuộc cái của ta thì tức nhiên hình hài này trở thành một thực thể với vũ trụ không thể tách rời xa được.


“Và quê hương của cát bụi là từ đâu tới, và khi cát bụi không còn thì quê hương của cát bụi ở đâu?” Và một khi quê hương và hạt bụi không còn hiện hữu nữa thì có còn hay đã mất.
Mọi định đề cuộc sống chẳng qua là sự biểu hiện: có lúc ở Paris, lúc thì tận Mỹ quốc, hay Thái Lan, Đức. Nhưng tứ đại “ hạt bụi” vẫn cứ chuyển hằng liên tục đến khi hư không niết bàn.

Pháp Bảo

Các tin tức khác

Back to top