Khi trong ta có niềm vui chân thật thì không chỉ chúng ta hưởng được niềm vui đó mà những người xung quanh cũng được hưởng. Niềm vui chân thật có thể giúp cho ta cả về cơ thể vật lý lẫn phương diện tâm lý. Niềm vui là chất liệu nuôi dưỡng. Trong phạm vi giáo lý đạo Bụt, thiền tập được mô tả như là sự nuôi dưỡng hằng ngày. Trong thiền tập, lạc (niềm vui) và định (sự tập trung) được xem là những yếu tố quan trọng. Trong suốt thời thiền hành và thiền tọa mà chúng ta không cảm thấy vui thì có gì đó đã sai trong cách thực tập.
Niềm vui được sẻ chia bởi chúng ta vui, hạnh phúc và truyền cảm hứng cho người khác. Chúng ta tạo ra được bầu không khí nhẹ nhàng và dễ thở. Và chúng ta cộng tác với người khác để tạo ra niềm vui chung làm lợi cho nhiều người. Trong bài tụng hằng ngày, ta đọc: Tôi nguyện sáng cho (một) người niềm vui, chiều giúp (một) người bớt khổ. Nhưng đó là tối thiểu, bởi hiến tặng niềm vui cho một người cũng chính là mang niềm vui đến cho nhiều người rồi!
Khi trí tuệ lớn thêm thì lòng từ cũng theo đó mà phát triển và tâm hồn sẽ rộng mở. Khi tâm rộng mở, chúng ta có khả năng tiếp nhận và dung chứa cảm thọ tiêu cực để chuyển hóa. Giả sử bạn đổ một nắm muối vào ly nước thì bạn không thể uống vì quá mặn. Nhưng cũng nắm muối này đổ vào dòng sông thì chẳng thấm thía gì. Nước sông vẫn dễ uống. Dòng sông quá rộng đến nỗi có thể tiếp nhận, dung chứa và chuyển hóa. Tâm ta giống như dòng sông vậy, Tâm ta đủ lớn để chấp nhận, chuyển hóa khổ đau thì ta mang lại niềm vui không chỉ cho mình mà còn cho mọi người xung quanh.
Theo Làng Mai
Các tin tức khác
- Sống trọn vẹn từng ngày (24/03/2014 5:37)
- Hãy suy nghĩ (22/03/2014 1:05)
- Trở ngại (21/03/2014 12:30)
- Lỗ nhỏ đắm thuyền (19/03/2014 3:50)
- Lắng nghe (18/03/2014 5:57)
- Bài học từ văn hóa của người Nhật (16/03/2014 4:52)
- Đồng tiền vàng (14/03/2014 11:52)
- Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương? (13/03/2014 11:41)
- Hãy tự mở kho báu của mình (13/03/2014 10:51)
- Người bán than và Bá Tước ( 7/03/2014 10:12)