Sau khi Khổng Ngữ qua đời, quân vương nước Vệ vì muốn người đời sau noi gương và phát huy tinh thần hiếu học của ông, nên đặc biệt phong tặng cho ông danh xưng “Văn Công”, người đời sau liền tôn vinh ông là Khổng Văn Tử.
Tử Cống, học trò của Khổng Tử, ông không hiểu hà cớ gì Khổng Ngữ lại xứng đáng được đánh giá cao như vậy, bèn hỏi Khổng Tử rằng: “Dẫu rằng học vấn và tài hoa của Khổng Ngữ rất cao nhưng còn nhiều người kiệt xuất hơn ông ta, tại sao lại ban tặng cho ông danh hiệu ‘Văn Công’?”
Khổng Tử nói: “Khổng Ngữ nỗ lực học tập, nếu có bất kỳ chỗ nào không hiểu, thì dù cho đối phương là người có địa vị hay học vấn không bằng ông, ông cũng rộng lượng khiêm nhường mà thỉnh giáo, không coi việc thỉnh giáo những người có địa vị, học vấn không bằng mình là chuyện đáng xấu hổ, đây chính là điểm khó có được. Thông minh, hiếu học, không ngại hỏi kẻ dưới, mới xứng gọi là “Văn”, do đó ban cho ông danh hiệu “Văn Công” không có gì không xứng đáng cả.”
Tử Cống liền minh bạch sự tình. Bản thân Khổng Tử cũng vậy, ông học vấn uyên thâm, nhưng vẫn khiêm tốn học hỏi người khác, làm gương cho học trò.
ST
Các tin tức khác
- Khổng Tử nói về vua Thuấn (12/11/2015 1:50)
- Tờ tiền 100 USD (11/11/2015 3:21)
- Con đường trung đạo (10/11/2015 3:20)
- Giúp người khác biết tu học ( 9/11/2015 1:55)
- Bảy câu nói ... ( 8/11/2015 4:15)
- Giấc mộng hạt kê vàng ( 7/11/2015 2:58)
- Dạy con không trút giận lên người khác ( 6/11/2015 1:41)
- 10 thuật xử thế đơn giản của người xưa mà bạn nên học hỏi ( 3/11/2015 2:46)
- Mẹ của Thôi Huyền Huy dạy con trung hậu thanh bạch ( 1/11/2015 3:03)
- Ý nghĩa của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiên (31/10/2015 12:58)