Sau cuộc hành trình dài bốn ngày, anh ta mang nước đến mời vị bô lão. Ông uống một hơi dài, mỉm cười trìu mến và cám ơn người học trò vì thứ nước ngọt lịm. Chàng trai vui mừng trở về làng.
Sau đó, ông thầy cho một người học trò khác nếm thử nước đó. Vừa nhấp thử một ngụm, anh này phun ra ngay và nói nước có mùi ghê quá. Dường như nước đã có mùi hôi do bình da cũ kỹ. Người học trò hỏi thầy: “Thưa thầy, nước hôi hám như vậy, vì sao thầy lại làm ra vẻ thích nó?”.
Ông thày trả lời: “Anh mới chỉ uống nước. Còn ta thưởng thức cả món quà. Thứ nước này chứa đựng trong đó cả hành động yêu mến và không gì có thể ngọt ngào hơn được”.
Người lớn chúng ta hiểu bài học này rõ nhất khi chúng ta nhận những món quà đơn sơ từ con cái. Dù đó là gì đi nữa, thái độ cần có của chúng ta là sự trân trọng và thể hiện sự cảm ơn bởi vì ý tưởng của trẻ lồng trong món quà.
Lòng biết ơn không phải lúc nào cũng tự nhiên mà có được. Hầu hết trẻ em và nhiều người lớn chúng ta chỉ đánh giá món đồ vật hơn là tình cảm kèm theo đó. Chúng ta cần tự nhắc nhở bản thân và dạy cho con trẻ biết về vẻ đẹp và sự trong sáng của tình cảm và cách thể hiện sự biết ơn. Sau cùng, những món quà tặng xuất phát từ tấm lòng thực sự là món quà ý nghĩa nhất.
Theo VNThuQuan
Các tin tức khác
- Gieo duyên Phật pháp cho con (15/06/2016 2:13)
- Hai hạt muối (11/06/2016 1:46)
- Một lời thiện quý hơn nghìn vàng (11/06/2016 1:22)
- Cách nói chuyện của người có trí tuệ ( 9/06/2016 1:35)
- Tại sao các con sông không chảy thẳng? ( 8/06/2016 1:59)
- Thước đo giá trị cuộc sống ( 6/06/2016 2:06)
- Hãy để cuộc sống dạy bạn ( 6/06/2016 1:59)
- Những giá trị trong cuộc sống ( 6/06/2016 1:36)
- Vàng ngọc phải chăng là hạnh phúc? ( 5/06/2016 1:14)
- Cúng dường hoa quả, đèn, nước có ý nghĩa gì? ( 4/06/2016 1:53)