Gia đình ngu si

4/05/2013 2:28
Có một câu chuyện ngụ ngôn nói về sự si mê không thể tưởng tượng nỗi. Xưa có một gia đình gồm ba người, ông nội, con và cháu. Ông nội ở nhà trông chừng cháu, đứa con làm ruộng để nuôi gia đình, cuộc sống của họ cũng tạm đủ sống qua ngày tháng.

Hôm đó ông nội bận việc, nên nhờ đứa cháu đi quán mua đồ dùm, ông đưa cho cháu hai đồng và hai cái tô, bảo:

       Cháu mua dùm ông một đồng tương, một đồng chao, cháu nhớ chưa.

       Dạ cháu nhớ, thưa ông ạ!  Đứa cháu cầm tiền và tô đi một lúc, rồi quay trở về hỏi:

       Dạ thưa ông nội, đồng nào mua tương, đồng nào mua chao?

       Đồng nào mua cũng được, sao cháu kém thông minh thế.

       Lần này nó đi nhanh hơn, nhưng đi được một đổi rồi quay trở về, hỏi:

       Dạ thưa ông nội, có hai cái tô, cái nào đựng chao, cái nào đựng tương?

       Ông nội tức quá lớn tiếng nói, sau cháu ngu si quá vậy? Đứa cháu nghe ông nội chữi mình ngu si, nên bực bội chữi lầm thầm trong miệng. Ông nội thấy vậy tức giận quá, mới tát cho nó mấy tát tay đau điếng, nó đau quá khóc hù hụ. Trong lúc đó cha của nó đi làm về, thấy con mình bị ông già đánh khóc bù lu, bù la, nên điên tiết nỗi cáu, nói:

       “ Ông giỏi đánh con tôi, tôi sẽ đánh con ông, cho ông biết thân ông.”

        Nói xong người con liền cầm roi quất lên mình túi bụi, vừa đánh vừa nói, ông đánh con tôi, tôi đánh con ông, coi ai ngu thì biết.

        Ông già thấy con trai ngu si đần độn tự đánh mình, nên bực mình nói:

       “ Mầy đánh con của tao, tao treo cổ cha mày, cho mầy biết tay tao.”

       Nói xong, ông liền lấy vòng tự treo cổ mình. Đúng là gia đình ngu si chưa từng thấy trên thế gian này. Đứa cháu nội vì còn quá nhỏ nên ngu thì đã đành, người cha lại càng ngu hơn và ngược lại ông nội lại quá ư là ngu si. Ngu nói cho dễ hiểu là ngu si, mê muội, nên không nhận định được đúng sai, phải quấy, tốt xấu, lành dữ hay còn gọi là vô minh có nghĩa là không sáng suốt tức là u mê tối tăm. Vì không thấy lẽ thật nên chúng ta si mê chấp thân và tâm suy tư nghĩ tưởng là vĩnh hằng, nên mặc tình gây tạo tội lỗi, làm tổn hại cho nhau. Đúng là gia đình đại ngu si, nó không phải là chuyện thật mà là câu chuyện ngụ ngôn nói về sự ngu si quá đổi của một số chúng sinh trên thế gian này. Chúng ta chắc có lẽ cũng ngu si mê muội gần như vậy. Nếu không si mê dại dột, thì làm gì có những hành động quá khờ khạo đến thế!

   Si mê còn có từ khác gọi là vô minh, có nghĩa là không sáng suốt, không hiểu biết đúng sự thật. Câu chuyện trên là một ẩn dụ cho sự vô minh mê muội của tất cả chúng sinh, để chúng ta nhận ra chân lý thực tiển của cuộc đời, làm gì có chuyện ba thế hệ con người ngu si đến thế. Triết lý Phật giáo chứa đựng, dung thông và bao hàm cả một thế giới quan về mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này. Nhìn vào rừng kinh điển Phật giáo chúng ta dễ lạc vào ngõ cụt, vì không có sự quán chiếu và trải nghiệm, cho nên dễ dẫn đến nhẹ dạ cả tin, vì không cần có sự tìm hiểu kỹ càng. Có một bà già đã hơn 80 tuổi, nhưng chỉ có đứa cháu nội duy nhất, bà ta vì thương cháu nên dành phần chăm sóc đứa bé không cho cô con dâu nuôi dưỡng. Bà ta hằng ngày mớm cơm cho cháu ăn, kết quả một thời gian sau đứa bé bị bệnh và chết một cách đột ngột. Bà lão tức tối và gào thét lên đổ thừa cho đứa con dâu không biết chăm sóc con chu đáo, nên mới xảy ra cớ sự thế này. Các bác sĩ thử làm một xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân vì sao đứa bé chết, cuối cùng phát hiện đứa bé bị lây nhiễm từ bệnh lao phổi của bà nội. Bà lão sau khi biết được lý do, buồn khổ quá nên đã thắt cổ mà chết, cô con dâu vì quá bi thương nên bị quẫn trí điên cuồng.                                    

 Vô minh là mờ tối, là mê lầm chấp thân này là thật ngã và lầm chấp tâm suy tư nghĩ tưởng là mình. Chấp thân này làm tôi là căn bệnh thâm căn cố đế của tất cả mọi người. Bởi chấp thân này là ta nên thấy nó thật, nó lâu dài, nó cao cả và quý báu rồi đam mê đắm say tham lam vì nó. Bởi do si mê chấp thân làm ngã nên sanh tham lam dính mắc, chấp trước vào mọi thứ khi có ai đụng chạm đến thân này. Đã thấy thân này là quý trọng nên quý luôn những vật thuộc về sở hữu như vợ ta, con ta, tài sản của ta. Đó là nguyên nhân dẫn đến con người tàn sát giết hại lẫn nhau. Tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sinh ra thù hằn, do đó tạo nghiệp ân oán vay trả không có ngày cùng. Đã quý thân nên nỗi lo sợ lớn nhất của con người là ham sống sợ chết, vì thế không ai dám dùng tiếng chết coi như là một điều cấm kỵ tuyệt đối. Tóm lại si mê chấp thân làm ngã là căn bệnh muôn đời của tất cả chúng sinh, do đó tạo ra nhiều thói quen không tốt luôn làm tổn hại cho nhau.

   Chấp tâm làm ngã cũng là bệnh thông thường của tất cả mọi người. Từ đó sinh ra bảo thủ chấp trước ý kiến của mình là đúng, nên tranh chấp đấu tranh biến yêu thương thành thù hận, gây đau thương tang tóc cho nhiều người. Người con Phật mục đích tu để làm gì, để xả bỏ tâm tham sân si. Sở dĩ chúng ta khổ là do tham lam quá đáng, hễ nhìn thấy người và vật mà vừa lòng thích ý thì muốn chiếm đoạt về cho mình, muốn mà không được thì sinh tâm oán hờn buồn khổ. Thường thì cuộc sống thế gian khó có ai muốn ít biết đủ, cho nên tâm tham muốn không bao giờ thỏa mãn, do đó tham nhiều càng khổ nhiều.

 

Thích Đạt Ma Phổ Giác (Trích từ sách Hung Thần Phiền Não)

Các tin tức khác

Back to top