Kính trọng người khác, dù họ là ai

4/06/2019 8:27
Sau khi tốt nghiệp đại học, Ajian nộp đơn xin việc làm quảng cáo tại một công ty quốc tế.

Sau buổi phỏng vấn, cô tự biết mình không giỏi như những người cùng đợt thi tuyển, rất khó có được công việc này. Bước ra khỏi toà nhà sang trọng của công ty, trong khi các bạn khác vui vẻ bàn luận, dự đoán kết quả, cô chỉ im lặng.


Bất chợt, có một người ăn mày xuất hiện, bám theo cả nhóm để xin tiền.


“Tránh ra! Đừng quấy rầy hội này”, một số bạn bực mình nói.


“Không có tiền đâu”, một người gắt gỏng.


“Dường như đây là cách dễ nhất để làm tiền!”, một người khác mỉa mai.


Một số người quay mặt và tránh đi chỗ khác.


Cũng có người thương hại, ném lại vài đồng rồi bỏ đi.


Không cần biết họ nói và làm những gì, nét mặt của người ăn xin vẫn bình lặng.


Dừng lại trước người ăn mày, Ajian mỉm cười đưa tay vào túi xách toan lấy tiền. Nhưng cô chợt thấy mắc cỡ vì đã bỏ quên ví ở nhà.


Cô nắm lấy tay người ăn mày và nhẹ nhàng nói: “Thưa ông, cháu xin lỗi! Cháu quên mang theo ví và không có tiền ở đây”.


“Không sao, cô à, tôi xin biết ơn suốt đời. Những gì cô cho tôi còn quý hơn tiền bạc. Cô là người đầu tiên tôn trọng tôi”, người ăn mày ứa nước mắt.


Một tuần sau, cô nhận được thư báo tuyển dụng từ công ty lớn đó. Cô đã có công việc hằng mơ ước.


Nhân có giờ họp riêng, cô hỏi người phỏng vấn rằng tại sao mình được chọn trong khi không phải là người giỏi nhất trong số những người xin việc? Người phỏng vấn trả lời: “Cô là người tốt nhất cho công việc quảng cáo. Cô có thể không giỏi những việc khác, nhưng điều quan trọng nhất cho việc làm này là sự kính trọng người khác. Cô biết kính trọng người khác, không cần biết là địa vị của họ thấp kém đến đâu, và cô vẫn xem họ bình đẳng với cô. Kính trọng người khác trong tim mình, còn hơn là đức độ”.


Thật ra, cảnh người ăn mày trên con đường nhỏ là do công ty dàn dựng.


St

Các tin tức khác

Back to top