Ngôi danh lam Phật địa Kek Lok Si tuyệt đẹp ở Malaysia

5/12/2015 4:46
Ngôi danh lam Phật địa Kek Lok Si (極樂寺-Cực Lạc tự) tọa lạc ở Air Itam, Penang, Malaysia, ngôi Đại Già lam Phật giáo nổi tiếng nhất ở Quốc gia này.
Việc kiến tạo xây dựng ngôi danh lam cổ tự này cả một quá trình liên tục, với nhiều bổ sung theo dòng thời gian. 

Ngôi cổ tự Kek Lok Si (Cực Lạc tự) được xây dựng dựa núi có diện tích 12 ha, và được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 (1890) do Thiền sư Diệu Liên Khai sơn.

Nhân duyên đầu tiên Thiền sư Diệu Liên ở Malaysia, Ngài Trụ trì Quảng Phúc cung (廣福宮), nguyên trước đó, Ngài ở Dũng Tuyền Tự, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm1885, Ngài sang Malaysia hoằng pháp kết duyên Bồ đề để vận động gây quỹ trùng tu Pháp đường Quy Sơn, tỉnh Phúc Châu, Trung Quốc. Hai năm sau (1887), Ngài được cung thỉnh Trụ trì Quảng Phúc cung (廣福宮), Malaysia, và bắt đầu khởi sự xây dựng Ngôi Danh lam Phật địa Kek Lok Si (極樂寺-Cực Lạc Tự), bước đầu xây dựng Đại Sĩ điện, 5 năm sau, Ngài xây thêm Thiên Vương điện, Đại Hùng điện, Tàng Kinh các, Đông Tây Khách đường và Phóng Sinh trì (Ao phóng sinh).

Năm 1930, chính thức hoàn thành Vạn Phật Bảo Tháp 7 tầng. Thiết kế Bảo Tháp được kết hợp với các nền văn hóa khác nhau. Các yếu tố Trung Quốc, Thái Lan và Miến Điện được tìm thấy trong kiến trúc của chùa là một biểu tượng của hai truyền thống Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa. Chùa Cực Lạc nổi tiếng với những khu vườn gọn gàng và hồ ao đẹp. Tổng hợp theo phong cách của ba quốc gia như trên đã nêu.

 Năm 2002, xây dựng tượng Quan Âm lộ thiên, bức tượng được đúc bằng đồng cao 30,2 mét.

Phóng Sinh trì (Ao phóng sinh) trong khuôn viên Cổ Tự Kek Lok Si (Cực Lạc Tự), được chạm khắc phù điêu những bài thơ của các triều đại nhà Thanh, mang tính nhân văn và cách mạng của Trung Quốc. Những tác phẩm có những tiêu đề như “Vật Vong Cố quốc-勿忘故国”. . . rất tiếc một số bài thơ do  sức chịu đựng với phong sương tuế nguyêt và đã bị xói mòn, có một số chữ không thể đọc được. Bên trong Chính điện có tấm Biển ngạch do Thanh triều, Hoàng đế Quang Tự ngự tứ đề tự: “大雄寶殿” (Đại Hùng Bảo điện). Và được Thái Hậu Từ Hy ban Biển ngạch đề tả: “海天佛地” (Hải Thiên Phật Địa).

Một ngôi Đại Già lam Phật giáo quan trọng nhất tại Penang, là nơi tổ chức một số lễ hội trong suốt cả năm. Đẹp nhất trong số đó là lễ hội mừng Tết Nguyên Đán. Trong 33 ngày đầu tiên của năm, ngôi Đại Già lam như tràn ngập trong một biển sắc màu và ánh sáng. Các đoàn diễu hành với trang phục sặc sỡ, đèn lồng và ca múa nhạc sẽ mang đến sự thú vị cho du khách thập phương hành hương.

 “Khâm mệnh Phương trượng” Diệu Liên Thiền sư (1844 - 1907)

Thiền sư Diệu Liên họ Phùng, húy Địa Hoa, sinh năm 1844, quán tại huyện Minh Khê, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. 

Năm 1862, niên hiệu Đồng Trị nguyên niên, vừa tròn 18 tuổi xuân, Ngài ý thức được giá trị của một Tăng sĩ Phật giáo đối với việc hoằng pháp lợi sinh, và đến Khai Bình Tự, thành phố Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến đảnh lễ Hòa thượng Phương trượng Trụ trì xin cầu thế độ xuất  gia, từ đó Ngài được pháp danh Diệu Liên. 

Sau đó, Ngài đến Tổ đình Cổ Sơn Dũng Tuyền Tự, tỉnh Phúc Châu để cầu pháp tu học. 

Năm 1883, niên hiệu Quang tự năm thứ 9, Ngài đảm trách Trụ trì Tổ đình Cổ Sơn Dũng Tuyền Tự, tỉnh Phúc Châu, Trung Quốc.

Năm 1885, niên hiệu Quang Tự năm thứ 11, Ngài xuất dương vân du hoằng pháp các nước Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar. Số tiền đã nhận được từ sự cung kính cúng dường của đàn việt thí chủ, Ngài sung vào việc trùng tu Tổ Tổ đình Cổ Sơn Dũng Tuyền Tự, trùng tu Quy Sơn Pháp đường, Hồi Long các.

“Phóng Sinh trì” (Ao Phóng sinh), Ngài viết Thư pháp đề bốn  chữ “Hồi Đầu Thị Ngạn” (回头是岸).

Năm 1887, niên hiệu Quang Tự năm thứ 13, Ngài hợp tác với các vị Cổ Nguyệt, Đạt Bổn hưng kiến các Danh lam Cổ tự như Sùng Phúc Tự, tỉnh Phúc Châu, Lâm Dương Tự, Tuyết Phong Sùng Thánh Thiền Tự. . .

Năm 1888, niên hiệu Quang Tự năm thứ 14, giới nhân sĩ trí thức Hoa kiều cung thỉnh Ngài Trụ trì Quảng Phúc cung, Malaysia. 

Từ đây, giới Hoa kiều tại Malaysi có một Pháp sư thường giảng dạy Phật pháp tại Quảng Phúc Cung. Cơ sở thờ tự tín ngưỡng tâm linh tại trung tâm Thành phố quyên náo, bất tiện cho việc phát triển Thiền pháp, Ngài mới bắt đầu nghĩ đến việc tìm nơi yên tĩnh để xây dựng Già lam Phật địa. Và cuối cùng được như ý nguyện, Ngài đã xây dựng ngôi Ngôi Cổ Tự Kek Lok Si (Cực Lạc Tự) tại Malaysia với khu đất tổng diện tích 12 ha.
 
Năm 1901, niên hiệu Quang Tự thứ 27, Sau cuộc vận động Nghĩa Hoà Đoàn thất bại chính phủ Thanh đã cùng các nước đế quốc ký kết “Điều ước Tân Sửu” đưa dân tộc Trung Hoa đến hoàn cảnh vô cùng đen tối bởi hành vi tội ác của các giáo sĩ ngoại quốc.

Hình thức đấu tranh của quần chúng nhân dân và Nghĩa Hoà Đoàn ở Sơn Đông từ đầu đến cuối chủ yếu là chống lại Giáo hội ngoại quốc. Điều này nói với chúng ta, sự xâm nhập của Giáo hội ngoại quốc, những Giáo sĩ nước ngoài đã trở thành một thế lực tội ác trong xã hội ở Sơn Đông, là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy Nghĩa Hoà Đoàn ở đây bùng nổ.

Trung Quốc cận đại việc du nhập Cơ Đốc giáo được tiến hành đồng bộ với việc nửa thực dân nửa phong kiến hoá xã hội Trung Quốc. Bọn thực dân đã coi tôn giáo là công cụ đắc lực, là người mở đường cho chúng tiến hành chính sách xâm lược, các giáo sĩ truyền đạo được dùng để thực hiện các mục đích  chính trị và kinh tế. Đặc quyền  của các giáo sĩ truyền đạo ở Trung Quốc được bảo vệ bởi những  quy định trong các điều ước bất bình đẳng, đã trở thành một thế lực đặc biệt trong xã hội Trung Quốc cận đại. 

Đến năm 1900, toàn tỉnh Sơn Đông có 108 châu, huyện thì 72 châu, huyện có 27 nhà thờ. Thế lực xâm lược giáo hội khổng lồ này đã mang đến cho nhân dân Trung Quốc,  những hậu quả to lớn, những hành vi tội ác của các Giáo sĩ truyền đạo ở Sơn Đông đã khởi xướng sự phát triển của  cuộc đấu tranh chống ngoại giáo.

Các giáo sĩ truyền đạo trong cuộc đấu tranh giành thế lực ở Trung Quốc đã có tác dụng rất xấu. 

Giáo sĩ truyền đạo của Hội Thánh ngôn Thiên Chúa giáo đã đem hết khả năng giúp nước Đức chiếm Giao Châu Loan, làm quần chúng tức giận cao độ, nó trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của cuộc vận động Nghĩa Hoà Đoàn. 

Việc các Giáo sĩ truyền đạo nhúng tay vào quan trường Trung Quốc, can  thiệp vào nội chính Trung Quốc cuối thế kỷ 19 đã không còn là chuyện lạ, ở Sơn Đông cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí còn trầm trọng hơn. An Trị Thái thậm chí còn được hai phần thưởng, bằng vai với quan đốc phủ, công khai ra lệnh cho quan lại địa phương các cấp phục tùng chỉ thị của nhà thờ. Không ít các Giáo sĩ truyền đạo của Thánh ngôn hội còn thường xuyên doạ dẫm quan phủ, áp bức nhân dân. Nhiều nhà thờ còn xây dựng lực lượng vũ trang phản động, như Võ Thành Thập Nhị Lý trang, Vũ Thành Hàn trang, Bình Âm Bạch Vân Dụ, … bình quân mỗi nhà thờ có hơn trăm cây súng, trong đó có cả súng lớn. Gáo sĩ truyền đạo còn câu kết và nâng đỡ cho các thế lực của địa chủ ác bá để cùng hà hiếp nhân dân.

Đau lòng trước thảm cảnh “Quốc gia hữu trách Tăng lữ hữu trách”, Thiền sư Diệu Liên đã quyên góp hàng chục nghìn ngân lượng để dâng hiến cho Triều đình nhà Thanh khắc phục những khó khăn nhất của giai đoạn Tổ quốc lâm nguy.

Năm 18, niên hiệu Quang Tự thứ 28, Ngài giao trách nhiệm Trụ trì Tổ đình Dũng Tuyền Tự lại cho Pháp sư Cổ Nguyệt kế nhậm. Sau đó, Ngài hương kiến Tổ đình Quy Sơn Tự, đồng thời Phúc Châu Bạch Tháp, Chương Châu Nam Sơn Tự, những Danh lam thắng tích này đều do tâm huyết của Ngài trong việc Trùng tu.
 
Năm 18, niên hiệu Quang Tự năm thứ 30, Từ Hy Thái hậu, Quang Tự Hoàng đế ban Biểu chương cho Ngài với tinh thần chủ nghĩa Ái Quốc, đặc biệt triệu thỉnh Ngài về Kinh. Từ Hy Thái Hậu, Quang Tự Hoàng đế kính trọng và ban ngự tứ “Long Tạng” (Tang Tạng Kinh) 10969 quyển. Ngài được triều đình tôn vinh bậc Cao Tăng, và thường gọi là “Khâm Mệnh Phương Trượng”. Trong năm này, Ngài cung thỉnh tôn tượng Phật Nhập Niết Bàn bằng ngọc nặng (2 Đốn) 2 tấn, và được tôn trí thờ phụng tại Châu Chương Nam Sơn Tự.

Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, Ngài an nhiên xả báo thân viên tịch tại Ngôi Cổ Tự Kek Lok Si (Cực Lạc Tự) vào năm 1907, niên hiệu Quang Tự năm thứ 33. Hưởng thọ 61 xuân.

Kế nhiệm Trụ trì đời thứ 2 Ngôi Cổ Tự Kek Lok Si (Cực Lạc Tự) là Thiền sư Bổn Trung, đệ tử chân truyền của Ngài.
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Thích Vân Phong (Nguồn: Hkbuddhist)

Các tin tức khác

Back to top