Trở về hiện tại là để tiếp xúc với sự sống, sự sống chỉ có thể tìm thấy trong hiện tại

24/11/2019 8:10
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta nghĩ miên man như dòng nước chảy, nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc chúng ta dừng lại trong im lặng mà không nghĩ ngợi gì, thì đó chính là những giây phút kỳ diệu nhất trong cuộc sống.

Một tinh thần giáo dục đặc sắc mà đức Thế Tôn truyền dạy là tinh thần:”Thiết thực hiện tại” phẩm “cây lau” trung tương ưng bộ kinh I dạy  rằng:

“Không than việc đã qua

  Không mong việc sắp tới

  Sống ngay với hiện tại

  Do vậy, sắc thù thắng

  Do mong việc sắp tới

  Do than việc đã qua

  Nên kẻ ngu héo mòn

  Như lau xanh lìa cành”

Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực. Sống có ý nghĩa là sống với thực tại, nhìn cái nhân hiện tại thì sẽ biết cái quả trong tương lai, nhìn cái quả ở hiện tại như thế nào thì sẽ đoán biết cái nhân ở trong quá khứ đã làm gì? Nên mỗi con người sinh ra đều có một hoàn cảnh khác nhau, một tâm hồn khác nhau, một lối sống khác nhau, không ai giống ai được cả, sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực.

Đức Phật không mặc khải các sự kiện huyền bí buộc ta phải tin theo, mà ngài khuyến khích chúng ta hãy nhìn nhận sự thật. Cái sự thật ấy nó diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cuộc sống vốn không có vấn đề gì rối rắm, nó mộc mạc và dễ dàng như cỏ mọc ngoài đồng, nó hiển nhiên và rất tự nhiên.

Đức Phật không mặc khải các sự kiện huyền bí buộc ta phải tin theo, mà ngài khuyến khích chúng ta hãy nhìn nhận sự thật. Cái sự thật ấy nó diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cuộc sống vốn không có vấn đề gì rối rắm, nó mộc mạc và dễ dàng như cỏ mọc ngoài đồng, nó hiển nhiên và rất tự nhiên.

Than thở nối tiếc quá khứ, hay mơ tưởng tương lai, chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực mà còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục ý niệm. Nếu không biết chấp nhận hiện tại như nó đang là, để vận dụng hiệu quả khả năng và trí tuệ của mình đến với an lạc, hạnh phúc và giải thoát, nếu không biết bằng lòng với thực tại thì dung sắc, tâm hồn mình sẽ bị khô héo nhanh chóng như lau xanh lìa cành. Có lẽ hạnh phúc đời mình cũng khô héo như thế.

Nếu đi vào tâm lý giáo dục hiện đại, nhất là ngành tâm lý trị liệu, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều kết quả này, phần lớn các rối loạn sầu muộn là do con người không biết trân quý những phút giây hiện tại. Đạo Phật trước hết là những phương tiện chỉ dẫn thực nghiệm tâm linh để khám phá thực tại ngay trong sự sống. Phật giáo  không hề chú trọng đến vấn đề nguyên nhân tối sơ, cũng không nói rõ về trạng thái cảnh giới sau cùng.

Trước hết chúng ta phải chiến thắng những giới hạn cá nhân của ý thức “Ta”, nếu muốn đạt được đến thực tại tối hậu ấy.

Trước hết chúng ta phải chiến thắng những giới hạn cá nhân của ý thức “Ta”, nếu muốn đạt được đến thực tại tối hậu ấy

Mục đích giáo hóa của Đức Phật không phải làm cho chúng ta thỏa mãn vấn đề triết học hay khoa học, mà là sau khi khuyến khích con người nhìn nhận sự thật đau khổ, tìm ra nguyên nhân đau khổ, thừa nhận có sự giải thoát khỏi khổ đau, và ngài chỉ dạy cho chúng ta con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Đức Phật chỉ dạy phương pháp thực nghiệm (Dharma practice) chứ không phải chủ nghĩa hay tín điều, giáo pháp không phải là những gì để tin một cách mù mờ mà là những điều để thực hành đem lại hạnh phúc an lạc cho cuộc sống.

Đức Phật không mặc khải các sự kiện huyền bí buộc ta phải tin theo, mà ngài khuyến khích chúng ta hãy nhìn nhận sự thật. Cái sự thật ấy nó diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cuộc sống vốn không có vấn đề gì rối rắm, nó mộc mạc và dễ dàng như cỏ mọc ngoài đồng, nó hiển nhiên và rất tự nhiên. Chính ta làm cho nó rắc rối và nan giải giữa vô số tư trào. Nó không có gì trù tượng, là triết lý, là thần bí cả, chỉ khi nào ta có thể nhận được thực tại ấy mới giải phóng con người, chứ không phải là kế hoạch tư tưởng, sách vở hay hiền thánh siêu nhân nào.

Nói đến thực nghiệm tâm linh là nói đến nền tảng căn bản của Đạo Phật. Bởi vì đạo phật cho rằng “Thiếu sự tiếp xúc của con người với những nguyên lý mầu nhiệm của thực tại thì mọi hình thái của sự sống đều mang tính cách khổ đau và tàn tạ”.

Nói đến thực nghiệm tâm linh là nói đến nền tảng căn bản của Đạo Phật. Bởi vì đạo phật cho rằng “Thiếu sự tiếp xúc của con người với những nguyên lý mầu nhiệm của thực tại thì mọi hình thái của sự sống đều mang tính cách khổ đau và tàn tạ”.

Đức Phật tin chắc chắn rằng thực tại tối cao nằm trong chúng ta, và đối với ngài, đấy không phải là lý thuyết, vì chính Ngài đã thực chứng nó, nhưng Đức Phật nhấn mạnh “Bao lâu chúng ta còn chưa chuyển biến ý thức chúng ta thành nơi chứa đựng một thực tại như thế, chúng ta sẽ không tham dự vào thực tại đó được” Nó có tính cách siêu cá thể. Do đó, trước hết chúng ta phải chiến thắng những giới hạn cá nhân của ý thức “Ta”, nếu muốn đạt được đến thực tại tối hậu ấy.

Điều đó đã chứng tỏ rằng Đức Phật không phải dạy ta chỉ khởi hành bằng một mớ vốn liếng kiến thức siêu hình không có nền tảng thực nghiệm , mà rõ ràng ngài dạy chúng ta phải thực nghiệm tâm linh bằng một sự thực hành để từ đó thể hiện trên cuộc sống bằng những nguyên lý linh động, đạt được do công trình khám phá thực tại qua những thực nghiệm của bản thân.

Tu tức là khôn ngoan chuyển hướng tâm thức, không cho chuyển động theo mọi tham đắm nữa, không ai có thể cứu ta bằng chính chúng ta, mà ta cứu vớt chính là biết rõ ta, biết cái quý tuyệt vời của bản tâm mình.

Tu tức là khôn ngoan chuyển hướng tâm thức, không cho chuyển động theo mọi tham đắm nữa, không ai có thể cứu ta bằng chính chúng ta, mà ta cứu vớt chính là biết rõ ta, biết cái quý tuyệt vời của bản tâm mình.

Nói đến thực nghiệm tâm linh là nói đến nền tảng căn bản của Đạo Phật. Bởi vì đạo phật cho rằng “Thiếu sự tiếp xúc của con người với những nguyên lý mầu nhiệm của thực tại thì mọi hình thái của sự sống đều mang tính cách khổ đau và tàn tạ”. Trên khả năng giác ngộ của tâm thức, trên tinh thần tự chủ, tự do, tự tại. Đức Phật đã trao cho cuộc đời một nội dung cuộc sống toàn diện về tâm linh, luận chứng lẫn phương pháp giác ngộ, vì mọi nguyên lý của phật giáo dành cho nhân loại đều được xây dựng bằng quá trình thực nghiệm tâm linh hay nói chính xác là phương pháp tu tập.

“Giới – Định – Tuệ” để đạt đến “ Chân Thiện – Mỹ”,thành tựu nhân cách cao thượng “ Bi – Trí – Dũng”. Ta không thể bảo rằng ta đi tìm sự thật, mà trước hết phải dứt bỏ tất cả thì sự thật mới lộ ngay trước mặt, như tấm gương không bị vướng bụi thì cảnh vật sẽ phản chiếu trong ấy. Vả lại, tìm sự thật, ta có thể suy luận từ cái đã biết đến cái chưa biết. Cái đã biết là ký ức, kinh nghiệm, tri thức… là cái tôi nằm ở dĩ vãng, cái chưa biết chính là “Chân – Thiện – Mỹ”, là Đạo, là bản thể của sự vật, và thông thường hơn là vẻ đẹp lung linh của muôn vật trong nắng ấm ban mai, là khuôn mặt thiên thần của em bé ngây thơ kháu khỉnh đang cười đùa hồn nhiên.

Từ trạng thái cái không ấy, ánh sáng tự nhiên bừng ra và ta hiểu, hiểu thấm thía, rốt ráo chứ không hiểu bằng tri thức, suy luận.

Từ trạng thái cái không ấy, ánh sáng tự nhiên bừng ra và ta hiểu, hiểu thấm thía, rốt ráo chứ không hiểu bằng tri thức, suy luận.

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta nghĩ miên man như dòng nước chảy, nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc chúng ta dừng lại trong im lặng mà không nghĩ ngợi gì, thì đó chính là những giây phút kỳ diệu nhất trong cuộc sống. Trong khoảng không vô biên ấy, con người trở thành bao la giữa cái mênh mông của vụ trụ. Một khi tâm ta đã thanh tịnh giải thoát, thì nhìn đâu cũng thấy mọi thứ đều thanh tịnh giải thoát, là chân như thực tại. Thế giới thực tại vốn là thế giới của cây tùng, bụi tre, khóm trúc…

Thấy nó tức là thấy mặt của chân như, nó là giải thoát, là niết bàn, quê hương của giải thoát là ở đây, ngay trên mặt đất này, chỉ ngẫng đầu nhìn lên là chúng ta trong thấy trăng sao của đêm rằm tâm linh, chân như biểu hiện nơi sanh tử. Ta đến với chân như bằng một cách nhìn trực kiến tâm linh, không cho ý chí phát sinh từ dục vọng phát triển, có ý chí trong sáng hoạt động sẽ được giải thoát an lạc bằng cách gột sạch được tâm tư, chỉ khi nào ý thức vắng lặng hoàn toàn thì lúc ấy mới biểu lộ cái vô lượng vô biên, cái an vui tự tại không can hệ gì đến thời gian, không gian đang chi phối vạn vật xung quanh.

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta nghĩ miên man như dòng nước chảy, nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc chúng ta dừng lại trong im lặng mà không nghĩ ngợi gì, thì đó chính là những giây phút kỳ diệu nhất trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta nghĩ miên man như dòng nước chảy, nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc chúng ta dừng lại trong im lặng mà không nghĩ ngợi gì, thì đó chính là những giây phút kỳ diệu nhất trong cuộc sống.

Từ trạng thái cái không ấy, ánh sáng tự nhiên bừng ra và ta hiểu, hiểu thấm thía, rốt ráo chứ không hiểu bằng tri thức, suy luận. Tu tức là khôn ngoan chuyển hướng tâm thức, không cho chuyển động theo mọi tham đắm nữa, không ai có thể cứu ta bằng chính chúng ta, mà ta cứu vớt chính là biết rõ ta, biết cái quý tuyệt vời của bản tâm mình. Từ đó hành trì cho đúng hướng, là mọi việc làm phải nhằm vào tư tâm trong sáng, ý chí cao vời, đuổi bỏ mọi tham đắm ngũ dục, đổi tâm hoang vu cỏ dạy trở thành cái tâm thanh tịnh thì mới mong thoát ra khỏi được vòng tái sanh luân hồi ê ẩm quanh quẩn biết bao lần.


Theo GHPGVN



Các tin tức khác

Back to top