Khoan dung là biểu hiện của tâm từ bi

12/05/2022 12:08
Trong các ngôi chùa, chúng ta thường thấy tượng Phật Di Lặc bụng to, đó cũng là hình tượng tiêu biểu cho khoan dung.
Các kinh điển Phật giáo xưa thường giảng, Phật Di Lặc là Phật tương lai hạ sinh trần thế độ chúng sinh, Ngài sẽ đem lại cho chúng sinh, cho thế gian một tương lai tràn đầy hy vọng và niềm vui.
 
Thời Ngũ Đại có hòa thượng Bố Đại, cũng có tên hòa thượng Khiết Thử được cho là Phật Di Lặc một lần hạ thế kết duyên với chúng sinh. Hàng ngày Ngài khoác cái túi vải to (tức bố đại), đi khắp nơi hóa duyên. Quảy chiếc túi vải, hễ ai dâng lên món gì, Ngài đều bỏ cả vào trong túi.
 
Vào chợ, vào xóm, Ngài thấy cái gì là xin cái đó, bất kể cá ươn hay rau úa, xin được, bỏ vào miệng, còn lại thì bỏ vào túi. Nhưng hễ ai cần cái gì, thiếu cái gì, Ngài liền lấy trong túi ra cho.
 
Hòa thượng Bố Đại lúc nào cũng ung dung tự tại, vui vẻ. Ngày 3 tháng 3 năm thứ hai niên hiệu Trinh Minh, nhà Hậu Lương (năm 916), hòa thượng Bố Đại ngồi trên bàn thạch gần nơi mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt. 
 
Lòng khoan dung độ lượng giống như chiếc túi vải của Ngài, mở ra bao la, rộng khắp mười phương, thu hết mọi vật của thế giới mười phương vào trong túi, quán chiếu cái tâm tự tại.
 
Lòng khoan dung chứa hết cả vạn vật như thế thì chính là cái tâm từ bi của các bậc Giác Giả, thương xót chúng sinh, tùy duyên hóa độ hết thảy mọi người, vạn vật.
 
Lòng khoan dung chứa hết cả vạn vật như thế thì chính là cái tâm từ bi của các bậc Giác Giả, thương xót chúng sinh, tùy duyên hóa độ hết thảy mọi người, vạn vật.

Bởi thế nên dân gian mới quan niệm rằng, đặt tượng Phật Di Lặc trong nhà, tài lộc và hạnh phúc ùn ùn kéo tới.
 
Những cảnh giới này ít người đạt được vì nó yêu cầu phải gạt đi những lợi ích của bản thân. 
 
Có điều, mỗi ngày chúng ta hãy tự dặn lòng mình hãy khoan dung hơn ngày hôm qua, sống đơn giản và thanh khiết hơn ngày hôm qua, cuộc đời này rồi sẽ tươi đẹp muôn phần.

St

Các tin tức khác

Back to top