Cái ách đó là tham ái trần cảnh.
Chúng ta gọi đó là hạnh phúc:
– Một ánh mắt dễ thương.
– Một món ăn vừa miệng.
– Một tiếng vỗ tay.
– Một lời khen.
Sáu cảnh trần – hình sắc, âm thanh, mùi vị, xúc chạm, tư tưởng…
Tất cả đều mang vẻ ngọt ngào bên ngoài. Nhưng Đức Phật đã thấy rõ:
Chúng như mật rót trên lưỡi dao chỉ cần liếm vào một chút, là máu sẽ chảy mà người mê vẫn tưởng là ngọt.
Chúng trói buộc ta bằng khoái cảm.
Chúng cột tâm ta bằng ảo tưởng: “Phải có điều đó mới vui.”
Nhưng rồi, khi nó biến mất thì trống rỗng.
Khi không đạt được thì dằn vặt.
Khi người khác có thì ganh tị.
Khi giữ được thì sợ mất.
Và như vậy… cái “vui” mà ta gọi là hạnh phúc ấy thật ra chính là ách trói.
Đức Phật không phủ nhận niềm vui.
Nhưng Ngài dạy: Hãy nhìn rõ bản chất.
Nếu nó khiến tâm bất an, khiến ta lệ thuộc, thì phải buông bỏ.
Chúng ta không cần từ bỏ thế giới nhưng cần buông những vọng tưởng bám chấp về thế giới.
Chúng ta không cần đoạn tận xúc chạm nhưng cần tỉnh táo thấy rõ vị ngọt, hiểm họa và lối thoát trong từng niệm một.
Buông không phải là mất.
Buông là không còn làm nô lệ cho thứ gì nữa.
Sư Pháp Quang
Các tin tức khác
- Đều là những bài học nhân quả ( 6/07/2025 8:37)
- Vô tướng sám hối ( 6/07/2025 8:35)
- 13 câu nói của Đức Dalai Lama khiến không ít người suy nghĩ ( 6/07/2025 8:32)
- Đạo đức trong công việc ( 5/07/2025 8:19)
- Người làm ta khổ nhiều nhất ( 5/07/2025 8:18)
- Tâm ích kỷ chi phối rất mạnh ( 5/07/2025 8:16)
- Học Phật để chuyển hóa chính mình ( 5/07/2025 8:14)
- Đôi khi ( 4/07/2025 8:51)
- Hiếu đạo ( 4/07/2025 8:50)
- Tại sao ta ít khen người khác ( 4/07/2025 8:48)