Giáo dục Phật giáo khác giáo dục thế gian

16/10/2012 2:39
Trong cuộc đời này mỗi thứ đều có nhân duyên với nhau, thân tâm và thế giới luôn luôn biến chuyển, tâm con người càng ngày càng phức tạp, luôn hơn thua, tranh đấu lúc nào cũng muốn lợi ích thuộc về bản thân mình, lòng tham của con người không bờ bến là nguyên nhân gây ra đau khổ. Xuất phát từ sự giáo dục của xã hội cũng như của gia đình, một đứa trẻ mới sinh ra, ba mẹ chúng thường dạy: sau này con tôi phải làm ông này bà nọ, kiến thật nhiều tiền…

 

Một con người sống tốt hay không ở trong xã hội này đều nhờ sự giáo dục mà ra, lợi ích của giáo dục đem đến là giúp con người sống tốt với nhau hơn, biết yêu thương và quan tâm nhiều hơn. Một đứa trẻ nếu không có sự giáo dục tốt thì cuộc đời của đứa trẻ sau này phải gánh lấy hậu quả mà người đời thường hay nói “Kẻ mất dạy” mất dạy ở đây là không được dạy bảo tử tế. tất nhiên mỗi thời điểm thì có cách giáo dục khác nhau và cũng sẽ làm nên một con người được giáo dục khác nhau, trước kia sự giáo dục nghiên về roi đòn nhiều hơn nhằm giúp đứa trẻ phát triển theo chiều hướng tốt, có thể chúng ta nhìn nhận tại một thời điểm thì giáo dục mà dùng roi đòn thì sẽ thấy tội nghiệp cho đứa trẻ, nhưng chúng ta cũng từng nghe ông cha ta dạy: “thương cho roi, cho vọt” ý muốn nói vì thương mới đánh đòn hay la rày. Còn sự giáo dục ngày nay khác xưa rất nhiều và quan niệm của mỗi phụ huynh học sinh cũng khác nhau, cách giáo dục phần thầy thì thầy giảng, phần trò thì trò tự hiểu, ít có sự quan tâm trong những bài giảng. nói một cách khác hơn giáo dục ngày nay nghiên về số lượng hay điểm số nhiều hơn là nghiên về lễ nghĩa. Người đời thì có cách giáo dục làm sao để hơn người khác từ những điểm số trong lớp học, làm sao có thể đậu được đại học và sau đó có thể làm ông này bà nọ kiếm thật nhiều tiền, đây là cách giáo dục ngoài đời thường dạy nhất là vào thời đại hiện nay. Giáo dục Phật giáo cũng là một nền giáo dục hiểu người và thông cảm cho người, nền giáo dục này khác hơn ngoài đời nhiều, đây là nền giáo dục hướng con người về nội tâm nhiều hơn, biết yêu thương mọi người, hướng con người đến giá trị chân thiện mỹ. giúp con người hiểu rõ luật nhân quả để con người sống tốt hơn trong từng việc làm của mình, nền giáo dục Phật giáo con người phải luôn luôn cố gắng, sống tốt với bản thân và xã hội, biết an phận thủ thường, nói như vậy không có nghĩa là nền giáo dục Phật giáo bi quan, giáo dục Phật giáo hướng đến con người luôn cố gắng vươn lên nhưng không dùng thủ đoạn xấu để đạt được thành tựu như mình mong muốn.
Như vậy nền giáo dục Phật giáo cần phải có định hướng để giúp cho tất cả mọi người, nhất là giới trẻ ngày nay hiểu hơn về đạo đức của con người để mọi người sống thật tốt, biết yêu thương tất cả mọi người.
 
Trong cuộc đời này mỗi thứ đều có nhân duyên với nhau, thân tâm và thế giới luôn luôn biến chuyển, tâm con người càng ngày càng phức tạp, luôn hơn thua, tranh đấu lúc nào cũng muốn lợi ích thuộc về bản thân mình, lòng tham của con người không bờ bến là nguyên nhân gây ra đau khổ. Xuất phát từ sự giáo dục của xã hội cũng như của gia đình, một đứa trẻ mới sinh ra, ba mẹ chúng thường dạy: sau này con tôi phải làm ông này bà nọ, kiến thật nhiều tiền… một đứa trẻ đâu đã biết gì nhưng người lớn luôn khuyến khích con mình làm ông này bà nọ hoặc kiến thật nhiều tiền, những lời dạy này vô tình tiêm nhiễu đầu óc của trẻ thơ và rồi khi nó lớn lên phải học thật giỏi để không thua bạn bè, con đường đại học là con đường đứa trẻ đó phải đậu, sau khi nhận được bằng đại học phải muốn ngành nghề này, nghành nghề nọ và trong đầu óc luốn muốn làm chức trưởng phòng hay giáo đốc của công ty….
 
Cuộc đời này ai cũng có ước mơ đáng quý và trân trọng, nhưng nếu không có hiểu biết chân chánh thì dể rời vào chỗ si mê, tối tăm, mờ mịt. Nhiều người lầm tưởng rằng có tiền tài, danh vọng, địa vị là hạnh phúc nên khi có quyền hành thì luôn tìm cách gom về cho mình những lợi ích do đó càng thêm gây thù chuốc oán với những đồng nghiệp xung quanh, mang đau thương mất mát đến cho nhiều người thì hạnh phúc này sao gọi là hạnh phúc thực sự được?  Giáo dục phật giáo khuyên con người tâm không dính mắt vào sự thành bại, được mất của thế gian. Khi được giàu sang, danh vọng, quyền cao chức trọng, cũng không tự mãn hay kêu ngạo hoặc khi nghèo khó thiếu thốn, cũng không buồn lòng. Vì biết tất cả là nhân duyên, khi có phước báo đầy đủ thì tự nhiên nhân duyên tốt sẽ xuất hiện. giáo dục Phật giáo chú trọng đến việc giáo dục trẻ từ ngay lúc nhỏ biết gieo trồng phước đức, chứ không phải gieo trồng quyền lực hay danh vọng. Con người thường đau khổ phiền muộn vì quá đam mê, tham đắm quyền lực, được thì càng thêm tham, mà không được thì sinh tâm oán hận. Từ đó dẫn đến sự đối kháng trong cuộc đời, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết hại lẫn nhau, tranh danh đoạt lợi trên sự đau khổ của người khác, nhưng lòng tham muốn của con người là vô cùng vô tận, nhưng mấy ai được như ý trọn vẹn, chính vì thế dẫn đến thất vọng, buồn chán và tuyệt vọng, vậy giáo dục thế gian đưa con người đến sự đau khổ và thất vọng như vậy chúng ta cần có cách nhìn một cách khách quan về cách giáo dục của thế gian, đừng đổ lỗi cho người phạm tội hay một đứa trẻ chưa ngoan…
Do đó nền giáo dục Phật giáo cần có những định hướng, về cách giáo dục cho giới trẻ, phải làm sao giúp cho giới trẻ ngày nay, biết sống tốt và yêu thương với tất cả mọi người.Đạo Phật là một trong những tôn giáo đã và đang góp phần tác động tích cực cho sự tiến bộ và đời sống an bình của lớp trẻ ngày nay. Một trong những điều mà tôn giáo này đã truyền bá cho toàn nhân loại, trong đó có lớp người trẻ tuổi là hiểu được sức mạnh vĩ đại của tình thương. Nhờ có tình thương mà các bạn trẻ mới xoá đi lòng hận thù và thành kiến chủng tộc. Mọi người sẽ chung sống trong tình huynh đệ hạnh phúc.Để sống trong tình huynh đệ hạnh phúc, các bạn trẻ cần nhận ra rằng, một trong những kẻ thù gan góc rình rập trên đoạn đường mà các bạn trẻ phải đối đầu, chinh phục nhiều lần trước khi đạt đến an bình và hạnh phúc. Mỗi lần các bạn anh dũng đương đầu đánh đuổi kẻ thù đó là mỗi lần nó trở nên suy yếu, và cứ như thế cho đến khi nó không còn khả năng khống chế các bạn nữa. Kẻ thù đó chính là cái Ta.

Cái Ta là kẻ thù gan góc của sự thật, và những ai yêu quý Ta thì không còn quan tâm giúp đỡ gì đến những người xung quanh, mà chỉ muốn vơ vét mọi thứ cho riêng mình. Họ đâm ra tàn bạo, tham lam, giả dối, bất lương và không thể nào xứng đáng là thanh niên thời đại được. Chính Tự Ngã gây ra mọi phiền não trên đời. Bạn trẻ nào vượt qua được nó, người ấy không thể nào tàn nhẫn, tham lam; họ yêu thương hoà nhã với tất cả mọi người; họ sẵn lòng ra tay giúp đỡ những ai lâm cảnh khốn cùng và trang trải niềm vui tươi, hạnh phúc đến bất cứ nơi nào các bạn trẻ đặt chân đến.Các bạn trẻ không được nản lòng nếu thấy khó chinh phục Tự Ngã này. Chúng ta phải nhớ rằng chính Đức Phật cũng phải mất nhiều thời gian mới chinh phục được nó. Không một giá trị nào có thể đạt được trong chốc lát, hay một ngày. Các bạn cần phải nỗ lực phấn đấu mới đạt được điều đó. Một số các bạn trẻ chúng ta hay nóng lòng chờ đợi đủ thứ, nhưng chỉ có bạn nào cần cù làm việc hàng ngày thì cuối cùng cũng sẽ được phần thưởng. Mỗi bạn trẻ đều có công việc khó khăn trước mắt phải làm, nhiều việc phải học, và như thế mới chút bỏ được gánh nặng khổ đau mà mình đã đeo mang qua bao năm tháng.  Tư tưởng, ngôn ngữ và hành động của các bạn trẻ cũng thế. Chúng cũng giống như hạt mầm đã được gieo tỉa, và rồi sinh ra trái ngọt cây lành, làm ta vui vẻ hơn; còn hành động sai lầm thì chỉ mang lại đau khổ. Phật dạy: “Gieo gì thì gặt nấy”. Như vậy là các bạn hiểu rất rõ những ý nghĩa của những lời dạy này. Nếu ta gieo hạt cải thì không mong gì có cây đậu mọc lên. Vậy thì phải hiểu rằng mỗi lời nói và hành động đều phát sinh thành quả của nó, hoặc tốt, hoặc xấu, tuỳ theo loại tư tưởng, ngôn ngữ và hành động được gieo trồng trong mảnh đất cá tính của mình. Không thể thoát khỏi hậu quả hành động của chính mình. Không ai có thể cứu vớt bạn thoát khỏi hậu quả đó. Phải gánh chịu khổ đau nếu những việc làm là sai trái; ngược lại sẽ được hạnh phúc nếu những hành động, việc làm là thiện tâm. Có người cho rằng có nhiều tiền bạc là có thể thoát khỏi hậu quả của những hành động sai lầm trong quá khứ. Đấy là một lối suy nghĩ mê muội, bắt nguồn từ vô minh.

Từ đó nền giáo dục Phật giáo có cái nhìn sâu hơn về cách giáo dục cho lớp trẻ, tôi tin rằng những người trẻ là chìa khoá của tương lai. Ngày nay, xã hội đang tặng cho các bạn tự do trên một phạm vi lớn. Đây là cơ hội hy hữu. Tuy nhiên, cuộc sống mà chúng ta phải đối mặt thường là có nhiều vấn đề, trong đó có cả những vấn đề phức tạp. Nhưng bất luận điều gì xảy ra, ta chỉ đơn giản cần phải sống với lòng dũng cảm và mạnh mẽ tiến lên, hướng về tương lai. Không ai có thể thoát khỏi những thực tế của đời thường. Cuộc đời và thế giới mà ta sống giống như một biển cả đầy bão táp; ta phải xây dựng một con đường qua đó, và phải trải qua va đập nhiều. Đây là một phần của số phận con người không thể tránh. Tất cả các bạn đều có những hy vọng và ước mơ riêng của mình, cách sống của riêng mình, lý tưởng và niềm vui riêng, những nỗi khổ đau phiền muộn của riêng mình. Cho dẫu giấc mơ của bạn có tuyệt vời đến mấy đi chăng nữa, niềm hy vọng có to lớn mấy đi chăng nữa, rồi cuối cùng bạn cũng cần lòng dũng cảm để biến nó thành hiện thực – khi đối mặt với những khổ đau và trở ngại. Bất luận điều gì xảy ra, bạn phải tiếp tục sống, và tiếp tục làm việc để đạt được lý tưởng và ước mơ. Ý tưởng hay kế hoạch lớn nhất của ta – tất cả những điều này sẽ không đi tới đâu trừ phi ta có lòng dũng cảm để hành động. Không có hành động thì hoá ra chúng ta chưa bao giờ hiện hữu. Hãy tiếp tục học tập, tiếp tục cố gắng, tiếp tục cho tới khi bạn đã biến sự chiến bại thành ra chiến thắng sau cùng - đó là con đường đích thực của tuổi trẻ. Đúng như di huấn tối hậu của Đức Phật: “liên tục và kiên trì nỗ lực”. Không có sự giải thoát nào, không có sự thanh lọc nào có thể thực hiện được nếu không có sự cố gắng của cá nhân. Do đó nền  giáo dục  Phật giáo cần phải có những định hướng tốt nhằm giúp các bạn trẻ có những hiểu biết, sống tốt và giúp các em hướng đến giá trị chân thiện mỹ của một con người và hướng các em qoay về với chính bản thân của các em, để các em có đủ hành trang khi bước vào đời một cách an tâm và tự tin. Giúp các em có tâm thiện lòng từ bi để từ đó các em đem đạo vào đời và giúp đời tỏ đạo.

 

Các tin tức khác

Back to top