Chân lý sâu sắc của diễn viên đóng vai Trư Bát Giới ngộ ra sau khi đóng phim

8/06/2019 8:32
Sau 32 năm đóng "Trư Bát Giới", diễn viên Mã Đức Hoa đã chia sẻ về điều mà ông cảm ngộ ra được sau quá trình thủ vai đó là chân lý phải biết kìm chế dục vọng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Mã Đức Hoa sinh năm 1945 tại Sơn Đông, Trung Quốc. Sau khi nổi tiếng nhờ vai diễn Trư Bát Giới trong bộ phim Tây du ký (1986), năm 2007, ông tiếp tục đảm nhận nhân vật này trong Ngô Thừa Ân và Tây du ký.

Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký. Ảnh: Internet

Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký. Ảnh: Internet

Mã Đức Hoa là diễn viên được chọn vào vai Trư Bát Giới trong Tây Du Ký. Nhân vật Trư Bát Giới ham ăn, lười biếng, háo sắc, nhát gan nhưng cũng rất hài hước, đáng yêu của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, và trở thành một tượng đài mà các thế hệ diễn viên sau này khó có thể vượt qua. Trư Bát Giới với cá tính độc đáo, thú vị cũng chính là một điểm nhấn sinh động của bộ phim.

Trong một chương trình truyền hình, Mã Đức Hoa đã chia sẻ về điều mà ông đã cảm ngộ được sau khi đóng Tây Du Ký.

Ông chia sẻ: "Trong bốn thầy trò, tôi đóng Trư Bát Giới. Sau khi trải qua 81 kiếp nạn và lấy được chân kinh, sư phụ tôi thành Phật, Hầu ca thành Phật, Sa sư đệ mặc dù không thành Phật, nhưng cũng thành La Hán, vậy tại sao chỉ có Lão Trư tôi vẫn là hành giả.

Từ điều này tôi ngộ ra rằng Đường Tăng đại diện cho tinh thần, Ngộ Không đại diện cho sức mạnh, Sa Tăng đại diện cho sự cần mẫn, nhẫn nại, chỉ có Trư Bát Giới là đại diện cho dục vọng. Tức là con người không bao giờ có thể loại bỏ được dục vọng của mình.

Vậy nên sau khi đóng Trư Bát Giới, tôi luôn tự nhủ với bản thân rằng bất kể trong công việc hay trong cuộc sống đều nhất định phải kìm xuống dục vọng của mình, như vậy cuộc sống mới tốt đẹp được".

Mã Đức Hoa chia sẻ về triết lý mà ông đã cảm ngộ được sau khi đóng Tây Du Ký.

Mã Đức Hoa chia sẻ về triết lý mà ông đã cảm ngộ được sau khi đóng Tây Du Ký.

Triết lý sâu sắc mà Mã Đức Hoa chia sẻ đã nhận được sự đồng tình của các khán giả có mặt tại trường quay. Đồng thời triết lý này là một trong những triết lý được nhắc nhiều trong đạo Phật.

Phật học nói đến “diệt dục” như thế nào? Có câu dành cho người tu khá hay, cô đọng “trường chay - diệt dục - niệm câu Di Đà”, trong đó “diệt dục” đứng đầu tiên. Đấy là sự tu học quán tưởng rốt ráo để thấy chân tướng vô thường bất tịnh của vạn vật, thấy một cách có biện chứng khoa học chứ không áp đặt, quán thân bất tịnh quán pháp vô ngã, quán tâm vô thường…. Con người mang sự vận động ngay trong từng tế bào cơ thể mình, sinh tồn trong một thế giới vận động không ngừng nghỉ, có gì mà ham muốn? Có gì mà tồn tại? Có gì mà si mê?

Đứng đầu chữ dục ở con người, chính là dục vọng giới – tình dục. Sự ham muốn, thôi thúc mang tính bản năng về giới là có thể và dễ hiểu, nhưng nhà Phật chế ngự kiểm soát năng lượng ham  muốn ấy thông qua giáo dục về sự bất tịnh, vô thường để hóa giải tâm lý si mê: khi anh (chị) thấy đúng sự thực về đối tượng ham muốn, sự ham muốn giảm (hay) mất đi. Đức Phật nói đến sự bẩn của cơ thể, bẩn của cửu khiếu, hết thảy bất tịnh.  

Sau 32 năm đóng

Sau 32 năm đóng "Trư Bát Giới", diễn viên Mã Đức Hoa đã chia sẻ về điều mà ông cảm ngộ ra được sau quá trình thủ vai đó là chân lý “phải biết kìm chế dục vọng trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Ảnh: Internet

Linh Tâm (TH)

Các tin tức khác

Back to top