Học khiêm tốn

18/08/2019 8:28
Cũng giống như nơi đất trũng thì nước sẽ tràn về nơi đó, người biết khiêm tốn sẽ có thể học được nhiều điều hay, tu dưỡng đức hạnh thanh cao, vẹn toàn bản thân, làm gương cho người khác học tập. Hơn nữa, người khiêm tốn luôn được mọi người xung quanh yên mến, quý trọng.

Sự khiêm tốn chẳng phải ngày một, ngày hai mà có. Phải tu tâm dưỡng tính từ khi còn nhỏ, trong bất kể hoàn cảnh nào, giống như tích từng giọt nước nhỏ lâu ngày nhất định sẽ đầy chiếc lu to.

 

Người ngạo mạn, tự kiêu, dù công danh sự nghiệp có vẻ vang đến đâu cũng chỉ được trong chốc lát. Bởi những người như vậy không đủ phúc đức nên không thể nuôi dưỡng được lâu dài.

 

Ngày ngày cầu công danh, giàu sang phúc quý nhưng không khiêm tốn thì khó mà đạt được thành tựu như mong ước.

 

Một vị lão hòa thượng có nói rằng: Tu là từ mẫn vật, khiêm tốn tự y, thiên ti tọa xứ, thuyết luật pháp ngữ, kiến quá mặc nhiên.

 

Nghĩa là, người tu hành phải có lòng yêu thương vạn vật, phải biết khiêm tốn, nhún nhường, hiểu được bổn phận của bản thân, luận bàn mọi việc theo lời Phật dạy, tự sám hối về lỗi lầm của bản thân, chớ nên tìm lỗi của người khác.

 

Khiêm tốn còn giúp ta nhận ra những thiếu sót của bản thân để sửa đổi; vì không kiêu căng ngạo mạn nên luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác để hoàn thiện bản thân.

 

Sự khiêm tốn sẽ giúp người ta đứng vững trên đỉnh cao danh vọng và được nhiều người ủng hộ, giúp đỡ, kính trọng.

 

Trái lại, những kẻ tự mãn cho mình là tài giỏi mà khinh bỉ người xung quanh sẽ ít thành công và đạt được danh vọng như ý muốn. Những người như vậy thường thất bại vì sự ganh ghét, đố kỵ của người khác.


St


Các tin tức khác

Back to top