Nghiên cứu học tập để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của mình

3/12/2015 2:47
Người thời xưa muốn viết chữ phải mài mực, nếu cây mực chỉ mài nghiên một bên, thì biết được tâm của họ không đoan chánh. Chữ viết ngoái quá, thì tâm không được định.

Công việc bổn phận của mình đã làm xong,
lại nên nghiên cứu học tập văn học nghệ thuật,
để nâng cao phẩm chất cuộc sống tinh thần của 
mình)

BẤT LỰC HÀNH, ĐẢN HỌC VĂN.

TRƯỞNG PHÙ HOA, THÀNH HÀ NHÂN.
Không thực hành, Chỉ biết học.

 Không thật chất, thành người gì.

Dịch nghĩa: Chúng ta đã học Hiếu, Để, Cẩn, Tín, Phiếm Ái Chúng và Thân Nhân mà không nổ lực thực hành, chỉ biết nghiên cứu văn học. Như vậy thì không thật chất, làm sao trở thành một người hữu dụng.

ĐẢN LỰC HÀNH, BẤT HỌC VĂN.

NHÂM KỶ KIẾN, MUỘI LÝ CHÂN.
Chỉ thực hành, không học tiếp.

Tự tin mình, thì không hiểu.

Dịch nghĩa: Còn nếu chúng ta chỉ chú trọng về mặt thực hành mà không chịu nghiên cứu học tập thêm, chỉ nhờ vào kiến giải của mình cho là đúng, vậy thì chúng ta đối với chân tướng sự thật không thấu hiểu.

ĐỌC THƯ PHÁP, HỮU TAM ĐÁO.

 TÂM NHÃN KHẨU, TÍN GIAI YẾU.
Cách đọc sách, phải tập trung.

Tâm mắt miệng, tín quan trọng.

Dịch nghĩa: Phương cách đọc sách nhất định phải tập trung vào ba điểm. Phải chú tâm, mắt xem, miệng đọc, đối với lời dạy của thánh hiền, chúng ta phải tin sâu mà y giáo phụng hành, điều này rất quan trọng.

PHƯƠNG ĐỌC THỬ, VẬT MỘ BỈ.

 THỬ VỊ CHUNG, BỈ VẬT KHỞI.
Khi đọc sách, đừng nghĩ khác.

Chưa đọc xong, không đọc khác.

Dịch nghĩa: Khi chúng ta đọc quyển sách này, không nên nghĩ đến quyển sách khác. Hoặc là chưa đọc xong quyển sách này, lại muốn đọc quyển sách khác, chúng ta đọc sách nhất định phải đọc từ đầu đến cuối.

KHOAN VI HẠN, KHẨN DỤNG CÔNG.

CÔNG PHU ĐÁO, TRỆ TẮC THÔNG.
Thời gian dài, gắng dụng công.

Công phu đủ, liền thông đạt.

Dịch nghĩa: Chúng ta học tập cần phải có thời gian dài là để chuẩn bị khi dụng công phải dốc hết toàn lực. Mãi cho đến công phu được thành thục, thì tự nhiên thông suốt tất cả.

TÂM HỮU NGHI, TÙY TRÁT KÝ.

 TỰU NHÂN VẤN, CẦU XÁC NGHĨA.
Có nghi hoặc, phải ghi chú.

 Gặp người hỏi, cầu giải thích.

Dịch nghĩa: Chúng ta học tập nếu trong tâm có nghi vấn, thì phải lập tức ghi chú. Xin thỉnh giáo với người có học vấn, cầu họ giải thích một cách chính xác.

PHÒNG THẤT THANH, TƯỜNG BÍCH TỊNH.

 CƠ ÁN KHIẾT, BÚT NGHIỄN CHÁNH.
Phòng yên tịnh, tường vách sạch.

Bàn ngay ngắn, bút mực gọn.

Dịch nghĩa: Trong phòng học phải yên tịnh, tường vách cũng phải giữ gìn cho sạch sẽ. bàn học của mình sắp đặt ngay ngắn, bút mực phải để cho gọn gàng.

MẶC MA BIẾN, TÂM BẤT ĐOAN.

 TỰ BẤT KÍNH, TÂM TIÊN BỊNH.
Cây mực nghiên, tâm không chánh.

Chữ viết thảo, tâm không định.

Dịch nghĩa: Người thời xưa muốn viết chữ phải mài mực, nếu cây mực chỉ mài nghiên một bên, thì biết được tâm của họ không đoan chánh. Chữ viết ngoái quá, thì tâm không được định.

LIỆT ĐIỂN TỊCH, HỮU ĐỊNH XỨ.

ĐỌC KHÁN TẤT, HOÀN NGUYÊN XỨ.
Phân kinh sách, cho thứ tự.

Đọc sách xong, để chỗ cũ.

Dịch nghĩa: Kinh điển sách vở phải phân loại, sắp xếp theo thứ tự nơi vị trí cố định. Sau khi đọc sách xong phải để lại chỗ cũ.

TUY HỮU CẤP, QUYỂN THÚC TỀ.

HỮU KHUYẾT HOẠI, TỰU BỔ CHI.
Dù có gấp, cũng xếp kỹ.

Sách có rách, phải tu bổ.

Dịch nghĩa: Khi đang xem sách đột nhiên có việc gấp, nhưng cũng phải xếp lại để vào trong kệ sách cho ngay ngắn. Nếu thấy có chỗnào hư rách, thì phải lập tức tu bổ lại.

PHI THÁNH THƯ, BÍNH VẬT THỊ.

TẾ THÔNG MINH, HOẠI TÂM CHÍ.
Sách vô ích, không xem đọc.

 Hại thông minh, hư tâm chí.

Dịch nghĩa: Nếu không phải là kinh sách của thánh hiền, tức là những loại sách chúng ta xem đọc không có lợi ích cho mình, đều phải vứt bỏ. Vì những loại sách đó sẽ làm hại thông minh trí huệ của chúng ta, cũng làm hư hoại ý chí hướng thượng của chúng ta.

VẬT TỰ BẠO, VẬT TỰ KHÍ.

THÁNH DỮ HIỀN, KHẢ TUẦN TRÍ.
Đừng cam chịu, không thua kém.

Thành thánh hiền, đều đạt được.

Dịch nghĩa: Chúng ta đừng cam chịu đọa lạc, cũng không thua kém. Chỉ cần thật sự y giáo phụng hành thì chúng ta cũng có thể thành bậc thánh hiền.

 

Trích Đệ Tử Quy - Khổng Tử

Các tin tức khác

Back to top