Hai người ngưỡng mộ lẫn nhau, người giàu rất muốn được thân thể khỏe mạnh cường tráng như người nghèo, người nghèo lại muốn được giàu có giống người kia.
Người giàu nguyện ý mang tất cả tiền tài của cải của mình để đổi lấy sức khỏe của người nghèo, người nghèo cũng nguyện ý đổi sức khỏe của mình lấy tiền của người giàu.
Một bác sĩ biết được tâm nguyện của bọn họ, liền sử dụng phương pháp trao đổi não để giúp họ thực hiện nguyện vọng của mình. Từ đó về sau, người giàu biến thành kẻ nghèo rớt mồng tơi, người nghèo thì trở nên giàu có sung túc nhưng thân thể ốm yếu bệnh tật.
Người giàu có được sức khỏe cộng với tham vọng thành công, đã từ từ tích lũy và trở lên giàu có một lần nữa. Tuy nhiên, người giàu lại đặc biệt nhạy cảm với vấn đề sức khỏe của mình, chỉ hơi không khỏe một chút liền nghĩ ngợi lung tung, lo lắng mình mắc phải bệnh nan y nào đó, chịu áp lực tinh thần rất lớn, vì thế làm cho thân thể từ từ xuất hiện rất nhiều bệnh tật, cuối cùng lại trở thành như trước đây, sống cuộc sống có tiền nhưng nhiều bệnh.
Cùng lúc đó, người nghèo đã biến thành giàu có, lo lắng rằng bản thân mình ốm yếu bệnh tật, sợ đời này không sài hết tiền, không hưởng thụ thì sẽ uổng phí. Vì thế anh ta tiêu tiền như nước, nghĩ đủ mọi cách để mình có thể sống thật thoải mái, không lâu sau thì anh ta tiêu sài hết tài sản của mình! Bời vì khoảng thời này anh ta sống vô lo vô nghĩ, tâm trạng vui vẻ đã làm cho sức khỏe anh ta trở nên tốt hơn, rồi dần dần khỏe mạnh trở lại, cuối cùng lại sống cuộc sống nghèo khổ nhưng khỏe mạnh.
Hai người tuy đã dùng đủ mọi cách, nhưng cuối cùng vẫn trở lại với bộ dạng ban đầu.
Có lẽ bạn sẽ cho rằng thế giới này thật không công bằng. Vì sao có người giàu sang, người bần hàn; có người khỏe mạnh, người ốm đau; có người ước mơ trở thành sự thật, có người lại ôm nuối tiếc cả đời?
Đằng sau những điều tưởng chừng không công bằng này, luôn tồn tại những thứ rất công bằng. Bởi vì những gì chúng ta thấy được chỉ là một phần, những phần chúng ta không thấy có khi lại chính là những thứ bù đắp cho sự không công bằng này.
Cái điều bạn cho là “không công bằng”, cũng chỉ là nhãn hiệu do con người gán lên, lấy thứ người ta có đem so sánh với những thứ mình muốn nhưng chẳng thành.
Người có trí tuệ sẽ nhận ra một quy luật:
Nhiều khi, cái bạn có chưa chắc là cái bạn muốn, nhưng trong mắt người khác lại là cái mà người ta có muốn cũng không được. Đây chính là quy tắc cân bằng của sinh mệnh vậy.
Lê Hiếu, dịch từ Kannewyork
Các tin tức khác
- Phật tử Sri Lanka tổ chức lễ hằng thuận tại chùa (28/01/2016 9:39)
- Những loại tín ngưỡng nhân gian không phải là đạo Phật (24/01/2016 3:34)
- Đồng tiền kẹp trong sách và bài học thấm thía suốt cuộc đời (22/01/2016 3:20)
- 3 doanh nhân phá sản say rượu và lời nói khiến họ bừng tỉnh (21/01/2016 3:23)
- Trên đời này cái gì quý giá nhất? (20/01/2016 3:17)
- Thử sống đời của người khác (19/01/2016 3:31)
- Cựu Tăng Ni sinh trường TCPG Bình Dương KII họp mặt cuối năm (18/01/2016 10:17)
- Trí tuệ của kẻ ngốc (17/01/2016 4:46)
- Sự giác ngộ (17/01/2016 4:27)
- Sức mạnh của điểm yếu (16/01/2016 3:21)