Đáp:
Làm sao lúc nào! Phải tự hỏi, nếu mình không chấp trước thì mới chuyển được nghiệp, nếu mình gặp đâu dính đó làm sao chuyển được nghiệp?
Khởi tâm động niệm đều là nghiệp, nghiệp là do mình làm, nếu mình không tạo nữa làm sao có nghiệp? Tại mình tạo, cứ tiếp tục tạo hoài làm sao rời khỏi được! Cho nên, tu là ngưng cái tạo, tham thiền là ngưng tạo, không cho bộ óc tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ, mới ngưng tạo thì chuyển được nghiệp.
Bây giờ còn tiếp tục tạo, như chấp tu cũng thành nghiệp, trong kinh Lăng Nghiêm có giải thích.
Hỏi:
Nói tu đỗ nghiệp thì như thế nào?
Đáp:
Tất cả đều do tâm chấp mới có tu có chứng, tới khi kiến tánh thấy không có Phật để thành, không có tu để chứng. Kinh Kim Cang nói: “Không có vô thượng Bồ Đề, tại tôi không có chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Nhiên Đăng Phật mới thọ ký cho tôi thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni”, nếu còn chứng đắc thì có ngã chấp.
Kinh Viên Giác có tứ tướng bậc thánh (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả), tại chấp gọi là mê trí.
-Biết có sở chứng gọi là ngã tướng.
-Ngộ biết chẳng do ta chứng, siêu việt tất cả chứng nhưng có năng ngộ gọi là nhân tướng.
-Rõ biết năng chứng năng ngộ không thể đến được, còn tâm liễu tri gọi là chúng sanh tướng.
-Chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ có một giác thể trong sạch, tất cả tịch diệt (Niết Bàn), còn trụ Niết Bàn gọi là thọ giả tướng.
Sự thật căn nhà vốn không có xoay, sao gọi là ngưng xoay? Nói ngưng xoay dụ là chuyển nghiệp, căn nhà vốn không xoay, tại sao có chuyện ngưng xoay? Cho nên sanh tử, Niết Bàn vốn như hoa đốm trên hư không.
Nghiệp đã chín mùi thì quả đến, quả đến trùng lúc đang tu, nhân nào quả nấy. Mình còn ở trong chiêm bao thì phải chịu nhân quả trong chiêm bao, chứ không phải mình tu mà nghiệp đỗ cho mình, tại người ta hiểu lầm; đang tu thì quả mới có sau, không phải có liền. Nhưng đang tu phát tâm mạnh thì quả đến liền.
Như ở thời Phật có 2 vợ chồng cùng chung chiếc chăn 2 người thay phiên xin ăn. Họ phát tâm đem chiếc chăn cúng dường Phật, do phát tâm rất mạnh nên quả đến liền. Vì Phật nói nhà vua, vua thấy vậy mới cho tiền và ban chức quyền cho họ.
Trích Lược Giảng Kinh Lăng Nghiêm - HT. Thích Duy Lực
Các tin tức khác
- Nghèo không có gì là đáng khinh (13/02/2016 1:56)
- Vì sao gọi là xuân Di Lặc? (12/02/2016 2:59)
- Kiến trúc sư (12/02/2016 2:26)
- Phố ông Đồ & nét văn hóa xưa giữa Sài Gòn ( 8/02/2016 4:02)
- 5 chữ “vàng” giúp bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách ( 6/02/2016 1:54)
- Việc bạn sống cùng ai, sẽ quyết định tương lai của bạn ( 5/02/2016 12:26)
- Tại sao cách làm dịch vụ của người Nhật khiến cả thế giới phải cúi đầu ngưỡng mộ? ( 2/02/2016 11:45)
- 7 cách bố thí ( 2/02/2016 11:08)
- Phải nhẫn nhục như thế nào mới đúng chánh pháp? ( 1/02/2016 4:18)
- Chúng ta học được gì từ cuộc sống (31/01/2016 5:19)