16/07/2016 1:32
a. Phải áp dụng Phật Pháp vào đời sống của mình.
Đó là công việc căn bản. Vì Phật pháp gọi là còn, không phải còn ở ngoài chúng ta mà phải ở chính trong con người của mình. Đó là chưa kể rằng muốn duy trì Phật pháp thì phải phổ biến ra cho mọi tầng lớp và cho tất cả thế hệ mai hậu, mà muốn vậy thì vấn đề “phải làm để làm gương mẫu” là một nguyên tắc không thể thiếu được. Cái thành kiến quái gở cho rằng “tôi phải hy sinh sự tự lợi của tôi cho sự lợi tha” cũng sẽ phải tan rã vì nguyên tắc này, bởi vì không có sự lợi tha nào đúng nghĩa từ ngữ ấy mà thiếu tự lợi tức sự áp dụng Phật pháp trước hết, hay đối lại, cũng chẳng có một sự tự lợi nào đúng nghĩa của danh từ ấy mà không vì mục đích lợi tha tức vì lợi ích chung mà áp dụng Phật pháp.
b. Phải luôn luôn tỏ ra mình là người phật tử.
Thật là một lỗi lầm đáng khinh bỉ khi một người đã sống trong Phật pháp vô thượng mà không thẳng thắn bộc lộ ra. Họ bảo như thế để mọi người thấy mình không cố chấp tín ngưỡng của mình, nhưng họ biết đâu rằng cố chấp là một việc mà thành thực là một việc khác. Không thành thực bộc lộ tư cách phật tử của mình ra thì làm sao cảm hóa người được. Họ lại còn đi hợp tác với ngoại đạo tà ma. Họ bảo để tỏ tư cách quảng đại của phật tử, nhưng lời ấy chỉ là che đậy những lý do lấy Đạo làm bàn đạp cho lợi lộc cá nhân của mình mà thôi, chứ phật tử sao đi hợp tác với ngoại đạo?
Như thế, Tam quy mà họ đã thọ, làm sao còn được? Họ lại càng ngây ngô mà trở lại công kích trong nhà không biết tổ chức, trong khi đó họ đem năng lực đáng lý phải góp vào công việc tổ chức đó mà hợp tác với tổ chức khác. Bởi vậy, khi xác nhận Phật pháp là vô thường và chỉ hoạt động cho Phật pháp mà thôi mới là công cuộc hữu ích cho con người đúng với cái nghĩa của danh từ ấy, thì họ phải luôn luôn tỏ ra mình là phật tử trong tất cả mọi trường hợp, bằng mấy cách bắt buộc sau này:
Như thế, Tam quy mà họ đã thọ, làm sao còn được? Họ lại càng ngây ngô mà trở lại công kích trong nhà không biết tổ chức, trong khi đó họ đem năng lực đáng lý phải góp vào công việc tổ chức đó mà hợp tác với tổ chức khác. Bởi vậy, khi xác nhận Phật pháp là vô thường và chỉ hoạt động cho Phật pháp mà thôi mới là công cuộc hữu ích cho con người đúng với cái nghĩa của danh từ ấy, thì họ phải luôn luôn tỏ ra mình là phật tử trong tất cả mọi trường hợp, bằng mấy cách bắt buộc sau này:
- Thường đeo tượng Phật và kính trọng, thân mến với người đồng đạo.
- Thường phải ăn chay và đi chùa mỗi tháng hai ngày, dầu gặp tiệc tùng hay lý do sanh sống cũng không được tạm bỏ.
- Góp của và góp sức vào trong các tổ chức của Phật pháp để làm những công việc hữu ích.
- Khước từ thực sự những sự hợp tác với ngoại đạo tà ma và trừ khử những cử chỉ rụt rè thái độ chạy trốn và thụ động.
Mọi người tại gia (tức hàng cư sĩ phật tử) phải nhớ rằng xã hội nào người ta cũng chỉ dung và hơn nữa, chỉ cảm hóa vì những người thành thực trong tín ngưỡng của mình. Trái lại, không ai mà không khinh bỉ và nghi kỵ những kẻ kém thành thực. Phải nhớ như vậy để - trút bỏ đi những ý nghĩ vơ vẩn về những sự nguy hiểm tưởng tượng. Nói tóm, tỏ ra mình là phật tử chính là duy trì Phật pháp rồi đó. Ngược lại, sự tỏ ra đó thiếu đi thì ý thức phật tử đã không còn nữa mà ý thức này không thì luôn theo đó, tất cả những gì của phật tử phải có, họ sẽ quên mất hết.
c. Phải có tinh thần chịu trách nhiệm và trừ bỏ sự tự ti, mặc cảm.
Tự ti, mặc cảm là tự nghĩ mình thấp kém, tùy thuộc, chứ không phải chủ động. Nhưng trái lại, thực tế chứng tỏ sự duy trì Phật pháp trong gia đình và xã hội, người tại gia (tức hàng cư sĩ, phật tử) là người chủ động mà lại là chủ động trực tiếp. Bởi vậy, Phật pháp còn hay không còn trong gia đình và xã hội là trách nhiệm trực tiếp của người tại gia. Thực tế này nó kêu gọi người tại gia hãy bỏ cái thành kiến cho rằng Phật pháp quan trọng ở các Thầy và bắt buộc người tại gia (tức hàng cư sĩ, phật tử) phải có tinh thần chịu trách nhiệm, cái trách nhiệm duy trì Phật pháp để hoán cải bản thân, hoán cải gia đình và xã hội. Trách nhiệm ấy cũng không riêng gì đối với Phật pháp; vì sự hoán cải cần phải có nên mọi tầng lớp, mọi thế hệ đòi hỏi người tại gia (tức hàng cư sĩ, phật tử) cái tinh thần trách nhiệm ấy.
d. Phải hành động tích cực và thực tế.
Vấn đề “hộ pháp” quan trọng và hợp lý như vậy nó bắt buộc người tại gia (tức hàng cư sĩ, phật tử) phải có những hoạt động tích cực, thực tế, một cách tế nhị. Phải chống trả với mọi mưu mô ở ngoài và mọi xu hướng ở trong nếu những mưu mô và những xu hướng ấy không làm hại Phật pháp trong hiện tại cũng như làm hại về sau. Và tự mình, mình phải thắng những gì ở mình mà chính nó có thể lôi kéo mình vào những hành động phản bội Phật pháp. Phải tự giác mãnh liệt và đừng lóa mắt vì mối lợi nhãn tiền hay lo sợ vu vơ cái hại trong tư tưởng. Phải chống trả với những gì mà mình biết không trực tiếp cũng gián tiếp, không ngày nay cũng ngày mai, không có thiện ý đối với sự sinh tồn của Phật pháp.
Tất cả những lý lẽ trên này nó thiết tha kêu gọi sự hoạt động tận lực của chúng ta, to từ việc xả bỏ thân mạng, nhỏ đến việc bỏ ra từng đồng xu, tất cả tiềm lực nào mình có, mình không từ. Do ý thức này, người tại gia (tức hàng cư sĩ, phật tử) phải bỏ cái thành kiến hiện giờ vẫn còn vương trong tư tưởng một số đông, rằng việc Đạo phải có tài và có sức. Nhưng cái tài hưởng ứng cũng cần thiết như cái tài hướng đạo, cái sức tùy hỷ lại cần hơn cái sức đồ sộ, bởi vì một bên chỉ có một thiểu số mà một bên là một hậu thuẫn hùng hậu. Cho nên những công việc vặt và những đồng bạc nhỏ, đối với Đạo, lúc này, mới thật là quý giá; chúng nó là những tấm lòng thành thực và sẽ góp thành một lực lượng to lớn. Và chỉ có vậy mới thật là hoạt động thực tế của tín đồ và cố nhiên cũng chỉ có vậy mới duy trì Phật pháp được trong tất cả mọi tầng lớp.
Tất cả những lý lẽ trên này nó thiết tha kêu gọi sự hoạt động tận lực của chúng ta, to từ việc xả bỏ thân mạng, nhỏ đến việc bỏ ra từng đồng xu, tất cả tiềm lực nào mình có, mình không từ. Do ý thức này, người tại gia (tức hàng cư sĩ, phật tử) phải bỏ cái thành kiến hiện giờ vẫn còn vương trong tư tưởng một số đông, rằng việc Đạo phải có tài và có sức. Nhưng cái tài hưởng ứng cũng cần thiết như cái tài hướng đạo, cái sức tùy hỷ lại cần hơn cái sức đồ sộ, bởi vì một bên chỉ có một thiểu số mà một bên là một hậu thuẫn hùng hậu. Cho nên những công việc vặt và những đồng bạc nhỏ, đối với Đạo, lúc này, mới thật là quý giá; chúng nó là những tấm lòng thành thực và sẽ góp thành một lực lượng to lớn. Và chỉ có vậy mới thật là hoạt động thực tế của tín đồ và cố nhiên cũng chỉ có vậy mới duy trì Phật pháp được trong tất cả mọi tầng lớp.
Nói tóm lại, vấn đề “hộ pháp” nó quan trọng ở chỗ người tại gia (tức hàng cư sĩ, phật tử) thành thực bộc lộ tín ngưỡng của mình và có tinh thần gánh vác trách nhiệm, phối hợp với những hoạt động dù nhỏ nhưng thực tế, dũng mãnh. Chính đó, Phật pháp sẽ càng ngày càng xán lạn huy hoàng, không những với những hình thức đồ sộ mà còn với những sự cải hóa tốt đẹp đối với toàn diện của đời sống con người.
(Trích trong tập "Người Tại Gia" - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang)
Các tin tức khác
- Bà lão và những đồng tiền vàng (14/07/2016 1:37)
- Một tâm thanh tịnh (11/07/2016 10:47)
- Chia sẻ và yêu thương ( 9/07/2016 1:18)
- Thắng được nỗi lo của mình ( 7/07/2016 2:05)
- Nói bởi trái tim ( 4/07/2016 1:49)
- Đồng thoại xưa của Anderson “con vịt xấu xí” (30/06/2016 11:53)
- Đối diện với niềm đau trong ta? (30/06/2016 1:14)
- Nhận lộc chùa có mang tội? (29/06/2016 2:06)
- Lũ ếch muốn có vua (28/06/2016 1:44)
- Lòng ham muốn của con người (25/06/2016 11:02)