1. Đức Phật nói: “Tất cả máu của chúng sinh đều đỏ và nước mắt của chúng sinh đều mặn”.
2. Lão Tử nói: “Răng cứng chóng gãy, lưỡi mềm bền lâu”.
3. Zénon từng nói: “Tạo hóa cho ta hai tai và một miệng là có ý dạy ta nên nghe nhiều mà nói ít vậy”.
4. Joubert quan niệm: “Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải làm”.
5. George Washington Carver có phát biểu: “Mức độ lớn khôn và trưởng thành thực sự trong cuộc đời của mỗi con người tùy thuộc vào thái độ ứng xử của họ đối với người khác: dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, chia sẻ với người bất hạnh, động viên người có chí hướng, tha thứ người mắc lỗi lầm, bao dung với kẻ yếu và khoan hòa với kẻ mạnh. Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời của mỗi con người, họ cũng sẽ lâm vào những cảnh ngộ tương tự”.
6. Alfieri cho rằng: “Thường thì sự thử thách về lòng can đảm không phải là dám chết mà là dám sống”.
7. Lord Byron từng nói: “Để có niềm vui, phải biết chia sẻ. Hạnh phúc sinh ra từ hai điều đó”.
8. Jean Tharaud quan niệm: “Quá khứ xiềng xích và cột chặt ta lại với nó, trong khi chúng ta tưởng đã giải thoát được nó thì chính nó lại chỉ huy cả tư tưởng và hành động của ta”.
9. Henry Ford từng nói: “Tôi chưa từng thấy ai đủ thông thái để phán chắc điều gì là CÓ THỂ hoặc KHÔNG THỂ. Bởi vì trong những việc khó khăn cần có thời gian thì những điều tưởng chừng KHÔNG THỂ chỉ đòi hỏi bạn một khoảng thời gian lâu hơn một chút để thực hiện”.
10. Tục ngữ Ấn Độ cho rằng: Tỏ ra hơn người khác chưa phải là hay. Giá trị chân chính là có thể tỏ ra rằng ta hôm nay đã hơn chính mình ngày hôm qua.
11. Delarme có nói: “Hãy suy nghĩ tất cả những gì bạn nói nhưng đừng nên nói tất cả những gì bạn nghĩ”.
12. Robert Zend khẳng định: “Mọi người đều có một điểm chung. Đó là: Họ hoàn toàn khác nhau”.
13. Robert C. Savage phát biểu: “Người giàu có nhất là người biết bằng lòng với những gì mình đang có”.
14. W. Goethe nói: “Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão táp”.
15. Theo Henry James thì: “Xuất sắc không có nghĩa là phải hoàn hảo”.
Theo Ohay
Các tin tức khác
- Tại sao ngài Lục Tổ dạy người dùng ba mươi sáu pháp đối khi có người hỏi pháp? ( 3/10/2016 12:29)
- Tà định? ( 3/10/2016 12:18)
- Quán chúng sinh ( 2/10/2016 12:48)
- Lời hay ý đẹp (30/09/2016 2:14)
- Ưu tư về hỏa táng, cách rải tro cốt và thờ cúng (29/09/2016 12:31)
- Ý nghĩa chuông mõ và cách thức sử dụng (28/09/2016 12:42)
- Câu chuyện về luật nhân quả (26/09/2016 11:54)
- Phương pháp nào giúp cho mình không bị hôn trầm? (25/09/2016 11:36)
- Đời người càng tranh giành càng mất đi! (25/09/2016 11:29)
- Vai diễn cuối cùng (25/09/2016 1:29)