Nguồn gốc về lối sống siêu sạch ở Nhật Bản càng biết càng bất ngờ

23/04/2022 12:12
Không ít người tò mò về nguồn gốc về lối sống siêu sạch ở Nhật Bản vì việc họ làm như là một thói quen vô cùng quen thuộc, nhẹ nhàng như hơi thở của mình vậy.

Người Nhật gây ấn tượng vì lối sống siêu sạch?


Thế giới đã từng trầm trồ ngưỡng mộ về việc Nhật Bản thể hiện ý thức giữ gìn vệ sinh chung tại nơi diễn ra các trận đấu World Cup ở Brazil (2014) và Nga (2018), khi một số cổ động viên người Nhật đã ở lại sau trận đấu để dọn rác trên sân vận động. 

Không chỉ có thế, các cầu thủ Nhật Bản thậm chí còn dọn sạch phòng thay đồ trước khi rời World Cup.


Có thể nói, đã từ lâu Nhật Bản ghi dấu trong lòng người dân thế giới với nền văn minh giữa con người bằng lối sối sạch sẽ, họ luôn có ý thức giữ cho mọi góc đường phố đều sạch sẽ, không khí trong lành như là một thói quen nhẹ nhàng, quen thuộc như hơi thở vậy.
 
Những điều đối với chúng ta là lạ lẫm nhưng lại quá quen thuộc với xử sở Mặt Trời Mọc như: 

- Vào tù vì không phân loại rác: Nhật Bản có hệ thống tiêu huỷ rác tự phân loại các chất thải theo cách hợp lý. Tất cả các loại rác thải đều được phân loại rõ ràng từ những vật liệu đốt được, không đốt được, thuỷ tinh vỡ, đồ hộp… Thùng rác nơi công cộng của Nhật Bản được chia làm ít nhất 3 loại. Nếu ai không tuân theo sẽ có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí là vào tù.
 
Nhật Bản có một trong những hệ thống xử lý rác thải tinh tế và cũng phức tạp nhất thế giới. Tất cả bắt đầu bằng việc phân loại rác ở nhà. Hướng dẫn phân loại rác của thành phố Nihama có 42 trang mô tả chi tiết cách thức xử lý chất thải.

- Kết thúc một buổi học, tất cả các em học sinh đều đứng dậy, cầm chổi, giẻ lau và xô từ bảng đen cuối lớp bắt đầu công việc hàng ngày. 

- Không thấy có sự xuất hiện của thùng rác ven đường cũng như bóng dáng của nhân viên vệ sinh đường phố, nhưng tuyệt nhiên mọi cảnh không có rác bẩn.
 
- Các khu phố cũng tổ chức sự kiện vệ sinh thường xuyên đến nỗi không có nhiều rác để nhặt vì mọi người thường mang rác về nhà.
 
- Học sinh tiểu học ở Nhật Bản, các ngôi trường đã giáo dục việc giữ gìn vệ sinh không gian chung cho các em nhỏ. Đến đại học, 12 năm liền học sinh được đào tạo, hướng dẫn tự giữ gìn vệ sinh trường học. Tính tự giác và nhận thức của học sinh Nhật Bản cao đến mức hầu hết trường đại học không cần thuê người giám hộ. Vào thời gian nghỉ trưa, tất cả học sinh, sinh viên tham gia dọn dẹp sân trường.
 

Tìm hiểu nguồn gốc về lối sống siêu sạch ở Nhật Bản

 
Thực tế, việc giữ mọi thứ không đơn giản chỉ là thói quen tốt mà đa số người dân Nhật Bản bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ suốt nhiều thế kỷ. Việc này xuất phát từ những mối lo thực tiễn để đảm bảo cuộc sống văn minh, lành mạnh. Ví dụ như vì lo đồ ăn dễ bị hỏng, ôi thiu vì ảnh hưởng của thới tiết nóng ẩm nên họ ý thức được việc giữ cho mọi thứ sạch sẽ.
 
thoi quen sach se cua nguoi nhat dang hoc hoi
 
 
Nói thêm về nguồn gốc về lối sống siêu sạch ở Nhật Bản còn được giải thích xuất phát từ hai nguyên do chính sau:

- Phật giáo xuất phát từ Trung Quốc và Hàn Quốc từ giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 8. Thiền đã du nhập vào Nhật Bản thời điểm thế kỷ 12 và 13, những công việc hàng ngày trong đó có dọn dẹp và nấu ăn được coi là các bài học nghi thức, không khác gì việc ngồi Thiền.
 
Nhà sư Eriko Kuwagaki tại đền Shinshoji cho biết: "Trong Thiền, các hoạt động thường ngày, bao gồm ăn uống, giữ gìn không gian, đều được coi là cơ hội để tu tập. Gột rửa cả thể chất lẫn tinh thần đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tu tập hàng ngày”.

- Đạo Shinto: Trước khi tiếp nhận giáo lý nhà Phật, Nhật Bản cũng có tín ngưỡng của riêng mình là đạo Shinto. Sạch sẽ là cốt lõi của giáo lý tín ngưỡng này

Theo đó, khái niệm quan trọng là kegare (sự bẩn thỉu) – trái ngược với sự thuần khiết. Ví dụ của một kegare có thể là cái chết, bệnh tật hoặc một thứ gì đó không vừa mắt. Các nghi lễ thanh tẩy là cần thiết để gột rửa bụi bẩn.
 
Ví dụ trước khi vào một đền thờ Shinto, các tín đồ phải rửa tay và rửa miệng trong một bồn nước đá ở lối vào. Ngoài ra, họ còn mang chiếc xe mới của họ đến đền thờ để được nhà sư thanh tẩy, người sử dụng một cây đũa phép giống như khăn lau bụi gọi là onusa phẩy bụi quanh và trong xe. 

Các tin tức khác

Back to top