Bài thơ thấu Đạo Phật của cô bé 14 tuổi

14/03/2020 7:51
Bài thơ "Xin đổi kiếp này" của em Nguyễn Bích Ngân như một lời trăn trở trước tình cảnh bi thương của môi trường, thiên nhiên. Hơn thế, em hiểu được những nghiệp quả đó là do con người gây ra.
Chân dung cô bé Nguyễn Bích Ngân, 14 tuổi (Ở giữa) - Tác giả bài thơ

Chân dung cô bé Nguyễn Bích Ngân, 14 tuổi (Ở giữa) - Tác giả bài thơ "Xin đổi kiếp này" (Ảnh: Duc Man Le)

Bài thơ "Xin đổi kiếp này" của một nữ sinh 14 tuổi ở Hà Nội khiến nhiều người phải suy ngẫm. Được biết, tác giả của bài thơ là em Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Tuy mới 14 tuổi, nhưng ý nghĩa bài thơ của em đã khiến nhiều người phải suy ngẫm. Dưới đây là nội dung bài thơ: 

XIN ĐỔI KIẾP NÀY

 

Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,

Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.

Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,

Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung.

 

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,

Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,

Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,

Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.

 

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,

Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,

Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,

Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.

 

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,

Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,

Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,

Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.

 

Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!

Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?

Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?

Xin đổi được kiếp này…!

Trời đất có cho tôi???

 18/5/2016

Nguyễn Bích Ngân

Suy ngẫm từ bài thơ: 

Trước những gì con người đã gây nên cho thiên nhiên, môi trường...em Ngân đã hiểu được những nghiệp quả do con người gây ra và muốn hoán đổi kiếp người để hiểu được những đau thương mà thiên nhiên phải hứng chịu. 

Những hậu quả của việc tàn phá môi trường đang đưa cuộc sống của loài người đến gần hơn với những hiểm họa của sự diệt vong. Không phải ngẫu nhiên mà những cơn bão lũ, những trận động đất, sóng thần, lốc xoáy đều để lại những hậu quả khôn lường, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn con người. Những điều đó, buộc con người phải thay đổi nhận thức và quan điểm về vấn đề môi trường, các quốc gia, các tổ chức và toàn xã hội đang nỗ lực để tìm ra những giải pháp thích hợp đối phó với vấn đề môi trường. Phật giáo cũng không nằm ngoài số đó khi thực hiện và đưa ra những giải pháp của mình để góp phần cải thiện vấn đề môi trường.

Bài thơ như một lời trăn trở trước tình cảnh môi trường thiên nhiên đãng bị tàn phá, hủy hoại. Tất cả những sự tàn phá ấy đều được gây ra bởi chính con người!

Bài thơ như một lời trăn trở trước tình cảnh môi trường thiên nhiên đãng bị tàn phá, hủy hoại. Tất cả những sự tàn phá ấy đều được gây ra bởi chính con người!

Bài thơ như một lời trăn trở trước tình cảnh môi trường thiên nhiên đãng bị tàn phá, hủy hoại. Tất cả những sự tàn phá ấy đều được gây ra bởi chính con người! Con người gây ra và phải chịu lại quả báo. Quả báo cho những việc làm đã gây hại ra cho môi trường tự nhiên. 

Và trong cuộc sống hiện đại, lối sống nhanh, sống gấp cũng đang kéo theo những hệ lụy cho tầng lớp thanh niên trong xã hội, việc tiếp nhận và hòa nhập quá nhanh chóng lối sống của phương Tây, không phù hợp với phong tục, truyền thống của người Việt đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ cần một môi trường sống lành mạnh cả về thể chất, lẫn tinh thần, tránh xa những cám dỗ, những thú vui cá nhân, ích kỷ để hướng tới cách sống vị tha, biết yêu thương và chia sẻ cùng cộng đồng, xã hội. Vì vậy, chính những nền tảng văn hóa xã hội bền chặt của truyền thống phương Đông, những giá trị đạo đức tôn giáo, trong đó có Phật giáo, chứ không phải điều gì khác sẽ là phương thức hữu hiệu để dẫn dắt, định hướng và tạo ra một môi trường sống thực sự có ích cho thanh niên, những thế hệ tương lai của xã hội, của đất nước.

Từ thông điệp của bài thơ, mỗi chúng ta nên chung tay cùng xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường cũng chính là để bảo vệ chính mình, để cùng cộng đồng xây dựng một xã hội an lành, con người được hưởng sự thanh bình, ấm no và hạnh phúc, xây dựng một cõi cực lạc thực sự tại thế gian.

Các tin tức khác

Back to top