Lá thư dạy con

13/11/2022 8:05

Lá thư dạy con của ông Tôn Vận Tuyền (10/11/1913 - 15/2/2006) - một nhà kinh tế Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng - thể hiện quan điểm sống của ông vừa cởi mở và đi trước thời đại, lại vừa mang tính nhân văn của nền văn hóa phương Đông. Là một người cha giàu có nhưng những gì ông dành cho con cái đều chân thành làm người với những triết lý nhân sinh của người xưa.

Những lời căn dặn của ông đều là những gì do ông tự đúc kết bằng trải nghiệm của mình, trải qua thất bại đắng cay mà nên. Trong lá thư, điều ông muốn nhắc nhở con trai của mình nhiều nhất chắc chắn là lối sống độc lập, không ngừng nỗ lực thu nạp kiến thức, không bao giờ từ bỏ ước mơ nhưng không được phép lười biếng, dựa dẫm vào người khác.

"- Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Tương tự, cũng đừng hy vọng cha gánh đời con lúc con lớn khôn. Khi các con trưởng thành và độc lập là cha đã hoàn thành xong nhiệm vụ linh thiêng của mình. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy. 

- Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Hãy luôn ghi nhớ điều này. 

- Hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay, cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng đến nay, ngay đến giải 3 vẫn chưa từng trúng. Điều này chứng tỏ rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực phấn đấu chứ không phải chờ đợi điều may mắn đến với con. Trên thế gian này không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả. Nếu may mắn có đến với con, đấy là điều tốt, còn nếu không thì cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con. 

- Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. 

- Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng 'thành công không phải là một đích đến, đó là một quá trình'. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé!" 


St

02 

Tỷ phú kim cương Ấn Độ Savji Dholakia có một cậu con trai duy nhất tên là Dravya Dholakia. Năm 2016, khi đó Dravya 21 tuổi và đang học MBA tại Mỹ trở về nhà trong một kì nghỉ. Tuy nhiên, tỷ phú kim cương lại không cho phép con nghỉ ngơi ở nhà mà yêu cầu con trai phải đến một thành phố lạ, phải tự đi xin việc, kiếm tiền và tồn tại trong 1 tháng mà không được phép nhờ cậy đến sự trợ giúp của bất cứ ai. 4 người con trước của vị tỷ phú kim cương này cũng từng trải qua hoàn cảnh tương tự tại các thành phố khác ở Ấn Độ.

Ông Savji cho biết: "Tôi đã đưa ra 3 điều kiện cho con: Thứ nhất, phải tự làm việc kiếm tiền và mỗi công việc không được quá 1 tuần; thứ hai, không được dùng danh tiếng của cha và cuối cùng, không được sử dụng điện thoại. Điều kiện khắt khe là thế nhưng tôi muốn con mình hiểu được ý nghĩa cuộc sống, hiểu được người nghèo đã phải khó khăn, vất vả như thế nào để làm việc và kiếm tiền. Không trường đại học nào dạy bạn những kỹ năng sống này, ngoài việc tự mình trải nghiệm."

Tất nhiên, Dravya chấp nhận yêu cầu của vị cha tỷ phú và quyết định tới thành phố Kochi, nơi cậu chưa từng đến, không rành cả tiếng bản địa ở đó với 3 bộ quần áo và 7.000 rupee (khoảng 100 USD). Thậm chí, số tiền kia cậu cũng không được dùng lãng phí mà chỉ được tiêu trong những trường hợp khẩn cấp.

Thế gian này không có bữa ăn nào là miễn phí, lá thư dạy con thức tỉnh bậc làm cha mẹ - Ảnh 2.

Dravya không ngờ đó lại là một thử thách khó khăn đến như vậy: "Trong 5 ngày đầu tiên, tôi không tìm được việc làm và cũng không tìm được một chỗ ở thích hợp. Tôi bị những 60 nơi từ chối không nhận làm việc và tôi thấy thất vọng. Không ai ở đây biết tôi là ai. Chỉ trong vài ngày, tôi đã hiểu cảm giác bị từ chối và giá trị của công việc là như thế nào."

Nói dối mình là một học sinh lớp 12 và sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cuối cùng, Dravya cũng xin được vào một tiệm bánh. Kế tiếp, Dravya làm việc ở tổng đài điện thoại, rồi ở một tiệm giày và thậm chí là chạy bàn ở nhà hàng McDonalds. Số tiền cậu kiếm được là 60 USD trong một tháng, quá ít ỏi trong cuộc sống thường ngày của cậu.

"Trước đây, tôi chưa bao giờ lo lắng về tiền bạc nhưng ở đây tôi phải xoay sở để có tiền ăn, mỗi bữa chỉ 0,6 USD. Tôi cần phải kiếm thêm 4 USD mỗi ngày để trả tiền nhà trọ", Dravya Dholakia kể lại. Sau khi thử thách kết thúc, Dravya cũng quay lại những nơi mình từng làm việc trong suốt 1 tháng và tặng quà cho đồng nghiệp cũ, bất kì ai đã giúp đỡ cậu trong thời gian khó khăn ấy.

03 

Cha mẹ là những người thầy đầu tiên, cuối cùng và mãi mãi trong cuộc đời mỗi người con. Chỉ có cha mẹ mới đủ kiên nhẫn để theo sát từng bước đi của mỗi người con. Nhưng chính cha mẹ cũng là người thầy đầu tiên gây dựng cho con cái một nền tảng vững chắc để làm người, dù xấu hay tốt, đều có ảnh hưởng đến con cái sau này. Mỗi một đứa trẻ trong những năm đầu đời đều đem những lời dạy bảo của cha mẹ để áp dụng vào cuộc sống.

Với tình yêu thương con cái hết lòng, nhiều cha mẹ đôi khi bao bọc con cái quá mức khiến người con nhiều khi sợ hãi không dám làm gì, làm gì cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ điều này trái với điều bố mẹ căn dặn, nếu trót lỡ làm rồi lại suy nghĩ liệu làm như thế có khiến bố mẹ xấu hổ với hàng xóm không. Vì bị áp chế tinh thần như thế nên cả đời không thể có được những suy nghĩ, những lập trường độc lập. Con người vốn không ai hoàn hảo cả, nhưng chúng ta cần hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng ngược lại, có những thứ xấu sẽ ảnh hưởng đến con cái cả đời.

Các tin tức khác

Back to top