Người hay giận hờn

13/05/2022 12:56
Cái "Hờn" này tuy nó ngấm ngầm, mà dễ sợ lắm! Cũng như lửa than, mỗi khi gặp bối hay bùi nhùi, có hơi gió thổi, thì nó cháy phừng lên. Người ôm long "hờn oán" cũng thế: Nó chỉ ngấm ngầm trong tâm mà thôi, mỗi khi có người chọc ghẹo đến, hoặc gặp những việc trái ý, mặc dù chẳng xứng đáng chỉ, nhưng cũng nổi nóng lên làm dữ.

HẬN là hờn. Có 2 loại hờn

1. Hờn mát, nghĩa là hờn một chút thôi. 
2. Hờn thiệt, nghĩa là gặp việc gì trái ý, hờn hoài không bỏ.

Người có tánh hờn mát, thì hay hờn lắm, dù là việc không đáng, nhưng chỉ hờn trong giây lát thôi. Còn người hờn thật, thì ít hay hờn, nhưng mỗi khi hờn, thì ít có bỏ qua được. Như lời tục nói "Hờn thâm xương"

Vì gặp nghịch cảnh, trước sanh ra nóng giận, sau khi giận không bỏ qua được, nên mới có "Hờn". Vì hờn nên ôm ấp oán thù. Bởi ôm ấp oán thu, cho nên lập mưu này kẻ nọ, để gặp cơ hội thuận tiện đặng trả thù. Như lời tục nói "Thù xưa chẳng đội trời chung" là vậy.

Cái "Hờn" này tuy nó ngấm ngầm, mà dễ sợ lắm! Cũng như lửa than, mỗi khi gặp bối hay bùi nhùi, có hơi gió thổi, thì nó cháy phừng lên. Người ôm long "hờn oán" cũng thế: Nó chỉ ngấm ngầm trong tâm mà thôi, mỗi khi có người chọc ghẹo đến, hoặc gặp những việc trái ý, mặc dù chẳng xứng đáng chỉ, nhưng cũng nổi nóng lên làm dữ.

Người đáng lúc ôm ấp cái "hờn", thì gặp cảnh nào cũng hướng mắt, thấy ai cũng muốn gây. Gặp những người như vậy, chúng ta không nên chọc ghẹo đến họ. Phật-tử chúng ta, quán sát cái "Hờn", có hại như thế, và trong lúc ta hờn người, sẽ nặng lòng mình! Sách nói: "Oán gia nghi giải bất nghi kiết" (việc oán thù nên cởi mở, không nên trói cột). Suy xét như vậy mà dẹp trừ dần đi. Như thế gọi là "Tu Tâm".

 

HT. Thích Thiện Hoa


Các tin tức khác

Back to top