Làm chủ thân mình

13/06/2019 8:19
Phật dạy, cõi đời chúng ta đang sống là vô thường, tạm bợ. Ngay thân tứ đại giả hợp tạm có này, chúng ta phải biết nó là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Phải biết thân và tâm tưởng có đó rồi mất đó, luôn luôn sanh diệt, dời đổi, không có thật ngã. Cái suy tư, nghĩ ngợi, mà lâu nay mình lầm chấp là tâm mình, chính là nguồn gốc của ác nghiệp.

Phật dạy, cõi đời chúng ta đang sống là vô thường, tạm bợ. Ngay thân tứ đại giả hợp tạm có này, chúng ta phải biết nó là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Phải biết thân và tâm tưởng có đó rồi mất đó, luôn luôn sanh diệt, dời đổi, không có thật ngã. Cái suy tư, nghĩ ngợi, mà lâu nay mình lầm chấp là tâm mình, chính là nguồn gốc của ác nghiệp.

Khi chúng ta bị bệnh, đau đớn, khổ sở, khó chịu, thì mình nói, “tôi đau quá”. Nói như vậy là ta cho rằng, cái đau đó là tôi, nhưng khi hết đau thì tôi ở đâu? Đau là do thân vật chất này đau, nó chỉ đau ở một bộ phận trong cơ thể, hoặc chân tay, hay lưng đau, chớ cái tôi đâu có đau.

Người biết tu, khi thân đau, ta biết mình có cái không đau, nên thấy thảnh thơi, không bị phiền muộn, khổ đau chi phối. Người không biết tu và người tu khác nhau là ở chỗ đó, thân đau mà tâm không đau.

Ta có cái thấy chân thật ấy biết được cái đau, biết được chân đau, biết được bụng đau, biết được tay đau. Hiểu được như vậy thì trong cuộc sống, chúng ta đã phần nào làm chủ được cái thân này.

Ngược lại, chúng ta khi buồn ai thì cứ đồng hóa sự giận dữ của mình là tôi giận, đau là tôi đau, ta cứ mãi chấp trước vào cái tôi này thì làm sao làm chủ thân này. Cho nên, người tu phải sáng suốt nhận cho thật kỹ, khi gặp bệnh hoạn mới có thể làm chủ thân này. Chân đau thì ta thấy chân đau, còn cái biết đau này mới là không đau, đó mới là thấy chân thật.

Ngày xưa, khi các vị Thiền sư bị bệnh, có người hỏi, “hòa thượng bệnh, có cái chẳng bệnh chăng?”

Các ngài đáp, “có”.

Hỏi, “cái gì không bệnh?”

Ngài nói, “Ui da! Ui da!

Cái biết rên đó, cái ấy không bệnh, chúng ta nghe như ngược đời chưa, biết thân này có bệnh nhưng tâm ta đâu bệnh. Như vậy, để thấy rằng các ngài không đồng hóa như chúng ta lầm lẫn, thấy chân đau, còn tôi không đau mới là thấy chân thật. Cái thấy chân thật ấy biết được cái đau, biết được chân đau, biết được bụng đau. Hiểu như vậy thì chúng ta đã làm chủ được phần nào trong cuộc sống này.

Ngược lại, chúng ta cứ đồng hóa giận thì tôi giận, đau thì tôi đau, cứ đồng hóa như thế thì mình không làm sao điều khiển được chúng, không làm sao chuyển hóa chúng được. Thế cho nên, người tu phải sáng suốt nhận cho thật kỹ, khi gặp bệnh hoạn mới có thể làm chủ được sự đau đớn của thân này.

Trích "Làm Chủ Bản Thân" - Thích Đạt Ma Phổ Giác


Các tin tức khác

Back to top