Nếu phải dùng từ ngữ để mô tả thì “giản dị”, “bình yên” là phù hợp với Mandalay giai đoạn này nhất, dù đây là cố đô một thời rực rỡ của triều đại Konboung, Đế chế Myanmar thứ ba.
Vua Mindon là một Phật tử sùng đạo. Tin tưởng vào truyền thuyết còn lưu truyền tại Mandalay, rằng Đức Phật đã tiên đoán ngay tại chân đồi Mandalay, một thành phố lớn sẽ xuất hiện vào khoảng 2.400 năm sau, vua Mindon đã khởi công xây thành phố ngày 13.2.1857 để hiện thực hóa lời tiên tri của đức Phật và lấy tên ngọn đồi đặt cho thành phố.
Thành phố Mandalay nhìn từ đồi Mandalay
Năm 1858, vua Mindon dời đô từ Amarapura về Mandalay, quyết tâm xây dựng thành phố vàng dưới chân ngọi đồi Mandalay linh thiêng.
Một đoạn sông huyết mạch Irrawaddy chảy qua Mandalay
Ngọn đồi Mandalay linh thiêng cũng là nơi ngắm hoàng hôn thu hút du khách
Điều dễ nhận biết nhất khi đến thành phố này là sắc áo cà sa hiện diện mọi nơi. Mandalay được coi là vùng đất của tu tập, không gian của tu thiền. Đó là lý do mà một nửa số tu sĩ (300.000 người) của Myanmar tập trung tại thành phố này vừa học tập, vừa hành tu, thiền theo phái nam tông nguyên thủy.
Nơi đây cũng tập trung nhiều đền chùa nổi tiếng, những dòng tu và hệ thống trường đại học Phật giáo danh tiếng. Đặc biệt là hệ thống thiền viện, rừng thiền nằm trên núi thu hút nhiều tu sĩ từ khắp nơi trên thế giới đến tu tập.
Một không gian thiền điển hình của các vị sư Myanmar
Từ khi Myanmar mở cửa vài năm nay, thành phố Mandalay cũng trong giai đoạn hiện đại hóa, với đường sá, nhà cửa được xây mới. Tuy nhiên, không gian của một thành phố mang đậm tinh thần Phật giáo thì vẫn còn đậm nét.
Từ trên máy bay hoặc đứng trên những ngọn đồi cao quanh thành phố nhìn xuống, những đỉnh nhọn của chùa tháp vẫn vút lên trời cao giữa những không gian xanh bao la còn chưa bị khai phá.
Lễ xuất gia truyền thống mà bất cứ người dân Myanmar nào cũng trải qua một lần trong đời
Mandalay có những địa điểm dành cho những người muốn khám phá thiên nhiên, như những điểm ngắm bình minh hoặc hoàng hôn đẹp, đồi núi, sông suối đến hệ thống chùa tháp, hồ, hoặc cầu gỗ.
Mandalay có nhiều ngôi chùa độc đáo như chùa gỗ tếch cổ nhất, chùa lưu các pho tạng kinh bằng đá lớn nhất thế giới, chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất. Mandalay cũng có những ngôi làng truyền thống như làng làm tre, làng dát vàng lá, làng điêu khắc đá, làng dệt longyi truyền thống.
Người dân Myanmar hiền hòa, tránh sát sinh, siêng bố thí để tạo thiện nghiệp
Là một cố đô, Mandalay có tất cả những gì mà du khách muốn tìm hiểu khám phá và trải nghiệm nét văn hóa, tâm linh, tôn giáo cũng như không gian sống của một đất nước nằm giữa hai nền văn minh lớn: Ấn Độ và Trung Hoa; nhưng vẫn duy trì nét độc đáo, truyền thống riêng, nhất là sau nhiều năm đóng cửa với thế giới bên ngoài.
Làng khắc tượng đá, một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Mandalay
Có nhiều cách để di chuyển từ Yangon đến Mandalay như tàu lửa, tàu thủy chạy dọc sông Irrawaddy hay xe đò. Tuy nhiên, cách nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chính là hàng không. Hàng ngày có nhiều chuyến bay của hãng hàng không Air Bagan nối liền các thành phố như Heho, Bagan, Mandalay… khá thuận tiện cho việc đi qua những miền Phật tích của Myanmar.
Những phương tiện di chuyển tiện lợi và độc đáo dành cho du khách tại Mandalay
Nguồn: tinnong.vn
Các tin tức khác
- Độc đáo tu viện Key Gompa - Ấn Độ ( 6/03/2014 10:35)
- Học sinh trường Daylesford học hỏi theo con đường nhà Phật ( 4/03/2014 7:31)
- Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á nhìn từ trên cao ( 4/03/2014 1:53)
- Chiêm ngưỡng ngôi Bảo Tháp lộng lẫy ở trung tâm TP.HCM (25/02/2014 1:42)
- Thông điệp chánh niệm từ Facebook (22/02/2014 2:28)
- Lễ tự tứ kết thúc khóa an cư kết đông 2013 - 2014 (19/02/2014 1:18)
- Lời chúc đầu năm của Thầy Làng Mai (17/02/2014 11:58)
- Thiền và bệnh viện (11/02/2014 1:17)
- Đàn Tràng Dược Sư Thành Tựu Viên Mãn ( 8/02/2014 4:03)
- Khai Đàn Dược Sư Cầu Quốc Thái Dân An ( 4/02/2014 6:34)