Lớp giáo lý được sự hướng dẫn trực tiếp của chư Tăng
Ngày nay, tại Sri Lanka có hai hệ thống cơ sở giáo dục do chính phủ điều hành nhằm phát triển Phật giáo trong lòng nhân dân. Hệ thống đầu tiên là những Trường Pirivena, nơi chư Tăng và những học viên bình thường học chương trình tiểu học và trung học. Thứ hai là những lớp giáo lý ngày Chủ nhật, được thành lập sau hơn nhiều so với các Trường Pirivena, cụ thể là trong cuộc cách mạng tôn giáo năm 1880.
Tại Sri Lanka, trẻ em đều được học Phật pháp vào ngày Chủ nhật, giáo viên là chư Tăng và các Phật tử có trình độ, kinh nghiệm tu học. Ngày nay, tất cả các tự viện của Phật giáo ở đảo quốc Sri Lanka đều có những lớp giáo lý này. Có đến hàng trăm và đôi khi hàng ngàn trẻ em đến tham dự các lớp giáo lý tại mỗi ngôi trường.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, các trường học Phật pháp do các vị giáo thọ trong Hội Thông thiên học Phật giáo ở Colombo phụ trách công tác giảng dạy. Hội này được thành lập bởi một người Mỹ đầu tiên cải đạo sang Phật giáo, Đại tá Henry Steel Olcott, thành lập. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng cao và sự gia tăng của các trường học, Hội Phật giáo của giới trẻ đã lãnh trách nhiệm điều hành hoạt động giảng dạy tại các trường ấy trong 50 năm, và sau đó cả chư Tăng và các giáo viên Phật tử được giao trách nhiệm giảng dạy dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục.
Cả hai hệ thống Trường Pirivena và lớp giáo lý ngày Chủ nhật, cũng như các trường công lập trong cả nước, đều là cơ sở giáo dục miễn phí.
Từ môi trường thấm đẫm tình thương và sự hiểu biết của trường học Phật giáo,
các em sẽ có cơ hội hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội
Trường phổ thông là nơi các môn khoa học được giảng dạy để giúp tạo dựng nghề nghiệp cho tương lai của học sinh, trong khi đó các trường Phật học là những cơ sở giúp trẻ phát triển về đạo đức và được hướng dẫn về đời sống tâm linh.
Bên cạnh hướng dẫn đời sống tâm linh, các trường Phật học còn cung cấp cho các em học sinh nhiều tính năng giáo dục khác. Những thời hành thiền, những buổi lao động công ích như quét dọn vệ sinh các tu viện, các trường học và các viện dưỡng lão, đặt bát cúng dường chư Tăng, đi hành hương,… đều là những hoạt động rất ý nghĩa.
Những hoạt động thực tiễn này không chỉ giúp trẻ có niềm tin tôn giáo, có đạo đức, mà còn trở thành những người đóng góp hiệu quả cho xã hội. Nói cách khác, các lớp Phật pháp ngày Chủ nhật dạy cho trẻ trở thành những con người tốt trong xã hội.
Kết quả tích cực của việc thành lập các lớp Phật pháp ngày Chủ nhật cũng đã thuyết phục những người con Phật ở nhiều vùng miền khác trên thế giới thành lập các lớp học tương tự. Hiện nay, lớp Phật pháp ngày Chủ nhật đã được mở ra ở nhiều nước châu Á, châu Mỹ và cả châu Âu.
Minh Nguyên (theo Buddhist Door)
Các tin tức khác
- Bảo vệ hành tinh theo quan điểm của thiền sư Thích Nhất Hạnh (17/04/2014 1:25)
- Chùa Huyền Không (11/04/2014 7:05)
- Chiêm ngưỡng ngôi chùa được công nhận là Di sản văn hóa cố đô Kyoto, Chùa Kiyomizudera ( 4/04/2014 11:00)
- Chùm ảnh: Đưa tiễn cố Đại lão HT.Thích Trí Tịnh nhập bảo tháp ( 4/04/2014 2:52)
- Đức Dalai Lama thứ 14 gửi Điện thư chia buồn tới GHPGVN (31/03/2014 10:41)
- Nâng bát cơm (29/03/2014 12:49)
- BTC lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (28/03/2014 11:22)
- Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch (28/03/2014 10:53)
- Hội Thi Văn Nghệ Phật Giáo Liên Quận (26/03/2014 2:15)
- BTS GHPGVN TP.HCM viếng tang cố HT.Thích Trí Hải (14/03/2014 10:46)