Kể từ khi mở cửa cho khách du lịch vào năm 1970, Bhutan nhanh chóng trở thành quốc gia được nhắc đến nhiều nhất thế giới. Vậy tại sao một quốc gia nhỏ bé và gần như biệt lập với chỉ 800.000 người dân ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc lại đột nhiên được chú ý tới vậy?
Dưới đây là những điều kỳ diệu mà không một quốc gia nào khác trên thế giới có thể làm được ngoại trừ Bhutan:
Bỏ GDP, thay bằng chỉ số hạnh phúc (GNH)
Vào những năm 1970, vị vua thứ 4 của Bhutan đã nảy ra ý tưởng về chỉ số Hạnh phúc để đo lường sự phát triển của đất nước thay cho GDP. GNH được tính toán dựa trên 4 yếu tố: Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa và lãnh đạo tốt. Chính vì vậy, tất cả những chính sách và dự án tại Bhutan đều phải trải qua quy trình kiểm tra 4 yếu tố này trước khi được thông qua.
Fin Novu, đồng sáng lập Brudge to Bhutan nói rằng GNH rất thành công trong việc giúp đất nước Bhutan phát triển. Chính sách đã tiếp cận đến cả những vùng xa xôi, thúc đẩy người dân tự làm giàu từ đó giảm khoảng cách giàu nghèo.
Phát triển du lịch không quên bảo tồn giá trị văn hóa
Ngày nay đã dễ dàng hơn rất nhiều để đến thăm Bhutan tuy nhiên vướng mắc nằm ở chỗ bạn sẽ phải trả số tiền không hề nhỏ. Chính phủ Bhutan không cấm bất kỳ ai đến đây du lịch nhưng tất cả du khách (ngoại trừ công dân Ấn Độ, Bangladesh và Maldives) đều phải mua tour của công ty địa phương với giá 250 USD/người/ngày. Thậm chí mùa cao điểm là xuân và thu mỗi người còn phải trả thêm 40 USD.
Số tiền này bao gồm khách sạn 4 sao, các bữa ăn, đi lại, hướng dẫn viên và tài xế. Tuy nhiên, điểm quan trọng là với mỗi 250 USD thu được, công ty du lịch sẽ trích 65 USD cho quỹ giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân của chính phủ. Như vậy, với bất kỳ ai tới thăm Bhutan, bạn đều đã góp một phần công sức để giúp đỡ cộng đồng địa phương.
Bản thân chính phủ Bhutan cũng không đặt trọng tâm phát triển du lịch bởi họ luôn nhấn mạnh cao độ đến việc bảo tồn văn hóa và giá trị truyền thống. Phát triển du lịch luôn ở mức vừa đủ để đảm bảo không gây tổn hại cho môi trường và văn hóa địa phương. Mục tiêu của quốc gia này là phát triển ngành công nghiệp du lịch “gây ra ảnh hưởng thấp nhất nhưng giá trị mang lại cao”. 250 USD có thể là số tiền không hề nhỏ nhưng nó thực sự đáng để bỏ ra để tới thăm Bhutan.
Là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về bảo vệ môi trường
Người Bhutan có sự tôn kính đặc biệt với thiên nhiên, họ luôn có ý thức bảo vệ môi trường cao tuyệt đối. Thực tế, Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới đề ra hiến pháp về việc luôn giữ được 60% diện tích rừng trên tổng thể cả nước.
Điện sinh hoạt được tạo ra bằng thủy điện thông qua các turbin đặc biệt được đặt trực tiếp trên sông vì vậy không cần phải xây dựng những đập thủy điện. Với những ngôi làng xa xôi không có đường điện, chính phủ sẽ cung cấp tấm pin mặt trời.
Nếu một ai đó đốn cây để xây dựng nhà ở Bhutan, chính phủ sẽ yêu cầu phải "trồng đền" 3 cây. Đất nước này cũng bán điện hydro và khiến đây trở thành quốc gia lớn nhất xuất khẩu năng lượng tái tạo. Đây cũng là ngành công nghiệp lớn nhất tại Bhutan thời điểm hiện tại.
Túi nhựa bị cấm tại Bhutan kể từ năm 1999. Thay vì sử dụng túi nhựa, người Bhutan sử dụng túi cotton để đựng hàng hóa và giữ môi trường trong lành.
Người nghèo được học và chăm sóc sức khỏe miễn phí
Trong số 720.000 người tại Bhutan, phần lớn thuộc vùng nông thôn và khoảng 30% vẫn sống dưới mức nghèo đói. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nhìn thấy bất kỳ người ăn xin nào trên đường phố Bhutan. Nhìn chung, tất cả người dân Bhutan đều có nhà ở và độc lập. Nông nghiệp và chăn nuôi là trụ cột của người dân. Gần 70% dân số vẫn sống bằng nông nghiệp trong khi đó phần còn lại tham gia vào lĩnh vực du lịch và thủy điện.
Mặc dù GDP của Bhutan không cao nhưng chính phủ miễn phí giáo dục cho toàn bộ trẻ em từ cấp 1 đến cấp 3 cùng với đó là miễn phí chăm sóc sức khỏe. Giáo dục phương tây và hệ thống y tế hiện đại đã xuất hiện tại đây từ những năm 1960.
Không truyền hình bạo lực, không tội phạm, không trộm cướp, giết người và ma túy
Cho đến mãi năm 1999, người Bhutan mới được tiếp cận với TV và Internet. Tuy vậy, nhà vua Bhutan đã nghĩ ngay đến những tác động xấu từ đây có thể gây ảnh hưởng cho người dân. Chính vì thế, những kênh truyền hình có tính chất khiêu dâm, bạo lực, Fashion TV và kênh âm nhạc MTV đều bị cấm ở Bhutan.
Không mấy ngạc nhiên khi ở thế kỷ 21, quốc gia này hầu như không có nạn trộm cướp, giết người và ma túy.
97% dân số hạnh phúc
Môi trường trong lành, an sinh xã hội tốt, thiên nhiên tuyệt đẹp nên không quá ngạc nhiên khi có tới 97% dân số của Bhutan cảm thấy hạnh phúc. Cụ thể trong một cuộc khảo sát năm 2005, 45% người dân Bhutan cho rằng họ rất hạnh phúc, 52% cảm thấy hạnh phúc và chỉ có 3% chưa hài lòng về cuộc sống của mình.
Rõ ràng, chính phủ Bhutan vẫn có nhiều việc phải làm nhưng đây thật sự là mô hình "quốc gia hạnh phúc" đáng để học hỏi trên thế giới.
Nguồn: Trí Thức Trẻ
Các tin tức khác
- Ngôi làng của 40.000 nhà sư ở Trung Quốc (20/04/2015 11:30)
- Doanh nhân tìm về các khóa học chánh niệm (20/04/2015 4:34)
- Hội nghị Phật giáo và Nhà Trắng (19/04/2015 5:12)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất viện (17/04/2015 12:42)
- Nghiêng mình thán phục người dân xứ Phù Tang. (17/04/2015 12:36)
- Những ngôi chùa ấn tượng nhất Trung Hoa (16/04/2015 1:01)
- Yonggungsa - ngôi chùa bên bờ biển độc đáo nhất xứ Kim Chi (10/04/2015 4:44)
- Đầu năm viếng chùa ở Lào (24/03/2015 3:48)
- Đức Dalai Lama đứng đầu danh sách nhân vật tinh thần (26/02/2015 3:58)
- Đường hoa Xuân Ất Mùi (18/02/2015 2:12)