Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh các giá trị của tôn giáo

16/03/2016 11:15
Sáng thứ Sáu, ngày 11/03/2016, trong một cuộc họp với các nhà báo tại tại Geneva, Thụy Sĩ, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ về ba cam kết của mình. Ngài đề nghị rằng Giáo dục cần nhấn mạnh lòng từ bi, tình yêu và sự tha thứ. Ngài nói rằng mặc dù tôn giáo đã đem lại nguồn hạnh phúc cho nhân loại hàng nghìn năm, ngày hôm nay thật đáng buồn bởi phần tử nhân danh tôn giáo kích động hận thù.
 
Ngài nói rằng: “Khi tôi từ trách nhiệm chính trị để nghỉ hưu từ năm 2011, tôi làm như vậy hoàn toàn tự nguyện, nhưng rất tự hào ở chỗ 99% người dân Tây Tạng vẫn tiếp tục đặt niềm tin dưới sự lãnh đạo tinh thần dân tộc tối cao của tôi. Do đó tôi vẫn tiếp tục với trách nhiệm để bảo tồn văn hóa Tây Tạng và môi trường tự nhiên của Tây Tạng. Văn hóa Tây Tạng là một nền văn hóa hòa bình, phi bạo lực và lòng từ bi, đó là sự lợi ích chung của tất cả mọi người cần phải được bảo tồn và phát huy”.

Buổi chiều, đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với những vị đồng giải Nobel Laureate, Bà Tawakkol Karman (*), và Leila Alikarami, luật sư Iran, nhà hoạt động nhân quyền đại diện cho người đoạt giải Nobel Shirin Ebadi, tham gia vào các cuộc thảo luận về chủ đề “Người đoạt giải Nobel về Nhân quyền – Góc nhìn xã hội dân sự” tại Viện đại học Genève, Thụy Sĩ. 
 
 
Sự kiện này được tổ chức bởi Hoa Kỳ và Canada, diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao khóa 31 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ lòng tri ân của mình đến Hoa Kỳ và Missions Permanent Canada, Liên Hợp Quốc: “Chúng ta đang nói về tương lai của nhân loại. Không thể không lên tiếng được, đôi khi người ta nói tất cả việc tốt với thế giới, nhưng họ đã lầm, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. 
 
 
Trong suốt cuộc đời của tôi, tôi đã từng chứng kiến những cuộc xung đột đổ máu, hàng triệu người bị giết chết. Chúng ta cần phải kiểm chứng lại những sự sai lầm ấy, lý do tại sao các vi phạm Nhân quyền diễn ra. Muốn tạo ra thế giới hòa bình phải có Trí tuệ và Từ bi.

Mặc dù tôi là một Tăng sĩ Phật giáo, nhưng tôi vẫn hoài nghi những lời cầu nguyện sẽ đạt được hòa bình thế giới. Thay vì chúng ta nhiệt tình hành động và niềm tự tin.

Những người đang gây rắc rối, và đáng lo ngại việc hòa bình trên thế giới cũng rất tự tin, nhưng không đủ sức chuyển hóa bởi các giá trị cơ bản của con người. Do đó, nếu chúng ta muốn tạo ra một thế giới hòa bình hơn trong tương lai, chúng ta cần phải phát huy lòng từ bi và đạo đức thế tục vào hệ thống giáo dục toàn cầu.

Ngài quan sát thấy rằng sự biến đổi khí hậu và những thăng trầm của nền kinh tế toàn cầu là những vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Họ không chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia. Tập trung vào vào sự khác biệt giữa chúng ta như chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính để phân chia thành chúng tôi và họ, đây là nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn và xung đột. Ngài nhấn mạnh rằng nếu chúng ta luôn nghĩ đến sự hợp nhất của nhân loại, trong tình anh chị em cùng chung sống trong một đại gia đình trên hành tinh này, thì chúng ta sẽ khắc phục được bạo lực, xung đột, mâu thuẫn lẫn nhau.
 
 
Sau khi thảo luận, đức Đạt Lai Lạt Ma lên xe đi đến đến Palais des Nations, nơi Ngài viếng thăm và chia sẻ với cộng đồng Tây Tạng lưu vong khoảng 3.000 người. Ngài chia sẻ về sức khỏe tuổi già của mình đảm bảo tốt và cám ơn cộng đồng Tây Tạng cung kính chúc Thọ cho Ngài.

Sáng sớm hôm sau, Ngài sẽ rời Geneva, Thụy Sỹ để trở về Ấn Độ.

Thích Vân Phong (Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong) 

Các tin tức khác

Back to top