Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”.
Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là tăng, ni, phật tử nam và phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như đức Phật.
Vợ chồng Hoàng tử Anh hành hương đến Vương quốc Phật giáo Bhutan và Nepal
Tháng 04 năm 2016, Hoàng tử William, Công tước xứ Cambridge và Công nương Kate Middleton đã có chuyến hành hương đến Vương quốc Phật giáo Bhutan.
Bhutan là Vương quốc nhỏ, nằm kín trong lục địa tại Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, gần gấp đôi diện tích của Wales, với một xã hội hoàn toàn dựa trên nguyên lý Phật giáo, là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi nền Phật giáo Kim cương thừa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Quốc giáo của đất nước này là Truyền thừa Phật giáo Đại thừa - Kim cương thừa Drukpa, ngôn ngữ chính thức là Dzongkha.
Một nhà sư Bhutan chia sẻ thông tin về tu viện với vợ chồng Hoàng tử Anh |
Hai vợ chồng hoàng gia hoan hỷ khi đến được tu viện |
Bhumibol Adulyadej, một ông vua phật tử
Vua sinh ngày thứ hai 5/12/1927 tại bệnh viện Mount Auburn ở bang Masshachusetts, Hoa Kỳ. Ngài là con út của hoàng tử Mahidol và bà Sanwalya và là cháu trực hệ của vua Chulalongkorn (Rama V). Ngài có một chị gái là công chúa Galayani Vadhana và một anh trai là vua Ananda Mahidol (Rama VIII).
Sau khi tốt nghiệp khoa y ở đại học Harvard, hoàng tử Ananda trở về Thái Lan và qua đời sau hai năm làm vua. Lúc đó gia đình vua rời từ Hoa Kỳ sang Thụy Sĩ, nơi này vua tiếp tục học trung học và Ðại học tại trường Ecole Nouvelle de la Suisee Romande và đậu văn bằng cử nhân văn chương tại trường Gymase Classique Cantonal. Sau đó ông tiếp tục theo học khoa Luật và khoa học chính trị tại đại học Lausanme, tuy nhiên cái chết đột ngột của người anh trai, tức vua Ananda ở Bangkok đã làm thay đổi cuộc đời của ông, vì hoàng gia đã chọn ông là người kế vị.
Sau khi lên ngôi vào ngày 9/6/1946, ông trở lại Thụy sĩ để hoàn tất chương trình học vấn của mình. Năm 1950 ông trở về Thái Lan và bắt đầu với cương vị là quốc vương của nhân dân Thái Lan.
Trước đó, vì muốn phát triển nền giáo dục Phật giáo, sau khi lên ngôi ,vua đã cho xây dựng hai trường đại học Phật giáo dành riêng cho giới tu sĩ theo học, một trong hai ngôi trường này là đại học Mahachulalongkorn tại Bangkok, quy tựu hàng ngàn tu sĩ trên khắp Thái Lan về học và cho đến ngày nay, đức vua vẫn là người tài trợ chính cho trường này.
Năm 1951, vua ủng hộ xây dựng bệnh viện phật giáo ở ngoại ô Bangkok dành riêng cho tu sĩ phật giáo đến chữa bệnh miễn phí. Năm 1952, vua chủ trương và ủng hộ tài chánh để ấn hành đại tạng Kinh tiếng Thái gồm 250 quyển (bộ Ðại Tạng này được vua Ananda khởi xướng phiên dịch từ Tạng Pàli ra tiếng Thái từ đầu năm 1946) và gần đây (1987) vua cũng là nhà tài trợ chính cho Trung tâm tin học của đại học Mahidol thực hiện bộ đĩa CD-ROM về Tam Tạng Thánh Ðiển Phật giáo
Nhìn chung, vua Bhumibol là một ông vua hộ pháp, ông khởi xướng và ủng hộ cho nhiều công trình lớn của Phật giáo Thái. Trong đời sống tâm linh, vua thọ trì pháp môn Thập Thiện Nghiệp Ðạo và hàng ngày cùng với hoàng hậu lễ Phật và tụng kinh trong điện phật tại hoàng cung.
Công chúa Thái Lan Mom Luang Rajadarasri Jayankura thăm chùa Huê Nghiêm-Việt Nam
Công chúa Thái Lan Rajadarasri Jayankura thuộc dòng dõi cháu chắt của vua Rama đệ tứ, nhà vua danh tiếng trong lịch sử, người được mệnh danh là “cha đẻ của khoa học và công nghệ hiện đại của Thái Lan”. Hiện tại, công chúa Jayankura đang giữ trọng trách chính là Lãnh sự danh dự của Cộng hòa Kosovo.
Ngày 13/01/2014, công chúa Thái Lan đi cùng đoàn phim “Đức Phật Thích Ca”- là một tác phẩm về tôn giáo của điện ảnh Bollywood, sau khi được giải tại LHP Ấn Độ, nhà sản xuất Vinodh Seneviratne đưa bộ phim đi khắp nơi để chiếu cho các phật tử -sang thăm Việt Nam nhân dịp công chiếu bộ phim kỷ niệm sự kiện phim được giải trong LHP Ấn Độ mới đây. Bà cũng là một trong những người rất tâm huyết với bộ phim này.
Chiều ngày 14/01/2014, công chúa Hoàng gia Thái Lan Mom Luang Rajadarasri Jayankura cùng đoàn làm phim đã đến viếng chùa Huê Nghiêm (Q.2, TP.HCM), đảnh lễ và vấn an HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, viện chủ chùa Huê Nghiêm.
HT.Thích Trí Quảng tiếp Công chúa Thái Lan và các thành viên trong đoàn |
Công chúa Thái Lan (quỳ, giữa) và đoàn cùng chư tôn đức tại chánh điện chùa Huê Nghiêm |
Công chúa Thi Lâm Thông - Thái Lan nghinh tống Kim thân Phật tượng Tố Khả Thái (Sukhothai) tặng chùa Linh Quang Bắc Kinh |
Trưởng Lão Truyền Ấn, công chúa Maha Chakri Sirindhorn và Cục trưởng Vương Tác An đồng kéo tấm vải phủ trên Kim thân Phật tượng Sukhothai |
Điện hạ Thi Lâm Thông (诗琳通) - công chúa vương quốc Thái Lan |
Ngày 16-4 -2016, đất nước Bhutan ngập tràn niềm vui và hoan hỷ khi quốc vương làm lễ đặt tên con theo truyền thống Phật giáo.
Theo đó, toàn thể người dân của “xứ sở hạnh phúc” đã vân tập về cung điện hoàng gia để cầu nguyện và chúc phúc cho hoàng tử vừa chào đời vào tháng 2 của năm nay.
Hoàng tử được đặt tên là Jigme Namgyel Wangchuck |
Theo những tài liệu biên niên sử của Nhật Bản, Phật giáo chính thức được truyền vào Nhật Bản từ Triều Tiên (Korea) vào năm 552 Tây Lịch (có tài liệu ghi là năm 538).
Thời gian đó, vua nước Bách Tế (Triều Tiên) đã gửi một phái đoàn truyền giáo đến Nhật. Phái đoàn này đã được Nhật Hoàng đón tiếp một cách nồng hậu; phái đoàn đã dâng lên Nhật Hoàng một pho tượng Phật Thích Ca bằng vàng, một bộ kinh Đại Thừa, chuông mõ và các đạo cụ khác.
Tuy nhiên Phật giáo chỉ thực sự được tổ chức và truyền bá tại Nhật Bản là trong thời kỳ nhiếp chánh của Hoàng hậu Suiko.
Người kế vị của bà, Thánh Đức Thái Tử (Shotoku 574-622) là người có công trong công việc cho tổ chức và truyền bá sâu rộng Phật Giáo. Nhà vua cũng được xem là "sơ tổ" Phật Giáo tại đây. Thánh đức Thái Tử đã ra công nghiên cứu và tuyên giảng ba bộ kinh Đại Thừa cho phật tử Nhật Bản; về sau những bài giảng này đã được san định thành một bộ Luận rất giá trị.
Huyền Trân Công chúa
Thắng giặc, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng để giúp con vững chãi trên ngai vàng, sau đó Ngài xuất gia tu hành theo Phật giáo ở núi Yên Tử, mong tìm pháp tu theo Phật giáo phù hợp với căn cơ người Việt, để người người có đạo, qua triết lý đạo Phật, giáo hóa dân chúng, đoàn kết nhân tâm, vun bồi trí đức mà cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. Trần Nhân Tông đã tìm ra phương pháp tu phù hợp với căn cơ người Việt, đó là dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử riêng có ở Việt Nam còn tồn tại tới ngày nay. Ơn công hạnh to lớn của Ngài với đời, với đạo, Ngài được nhân dân tôn vinh là Vua đời Vua đạo (Phật hoàng Trần Nhân Tông).
Khâm Từ Hoàng hậu là người hết mực nhân từ, đức độ, Hoàng hậu là con gái của Đức Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bậc khanh tướng lẫy lừng của triều Trần, được nhân dân tôn là Đức Thánh Trần. Vốn con nhà dòng dõi trâm anh, Huyền Trân công chúa là người mang đủ tố chất trác việt của cha, mẹ và nhờ được làm học trò của Văn Túc vương Đạo Tái, một trong những văn sĩ giỏi nhất thời bấy giờ nên trí, đức, dung nhan của công chúa luôn là niềm tự hào của cả hoàng tộc .
Năm 1301, Huyền Trân 14 tuổi, Thượng hoàng Trần Nhân Tông lúc đó đã là người xuất gia tu Phật theo hạnh đầu đà, Ngài chống gậy trúc đi khắp nơi để khuyên dân học Phật, từ bỏ mê tín. Trên đường du hóa, Ngài tới đất Chiêm Thành, với mong muốn kết tình hòa hiếu giữa hai dân tộc Việt- Chăm để cùng nhau chống giặc Nguyên Mông ở phương Bắc, là kẻ thù chung của cả hai dân tộc. Gặp Quốc vương Chiêm thành là Harijit, nghĩa là sư tử chiến thắng (người Đại Việt gọi tên là Chế Mân), Trần Nhân Tông rất có cảm tình với vị vua trẻ thông minh, dũng cảm cũng đã từng trực tiếp lãnh đạo quân dân Chiêm Thành đánh đuổi đội quân Nguyên Mông do Toa Đô cầm đầu. Quý trọng vị sư Đại Việt cũng đã từng là bậc minh quân xuất chúng hai lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông, nay lại mang tâm hòa hiếu đi đoàn kết lân bang, Chế Mân đã mời Trần Nhân Tông làm thượng khách ở Chiêm Thành trong 9 tháng, để tìm hiểu phong tục tập quán và chia sẻ Phật pháp với các vị sư Chiêm Thành. Trước khi về nước Trần Nhân Tông đã hứa gả con gái cho Chế Mân với mong muốn kết giao hai nước cùng nhau đoàn kết chống giặc ngoại xâm, hôn sự sẽ được tiến hành khi Huyền Trân tròn 18 tuổi ( có nghĩa là 4 năm sau).
Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự
Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần" .
Các tin tức khác
- Thái Lan: Cúng dường nhân 70 năm tại vị của nhà vua (12/06/2016 1:45)
- Vientiane: Phật ở quanh ta ( 9/06/2016 1:43)
- Những hình ảnh về Quốc vương Bhutan đức hạnh tỏa chiếu (27/05/2016 7:07)
- Myanmar: Tỷ phú CLB Leicester City viếng chùa Shwedagon (27/05/2016 1:52)
- TW GHPGVN tổ chức Phật đản PL 2560 (22/05/2016 2:50)
- Thế giới hân hoan đón mừng Đức Phật đản sinh (22/05/2016 3:03)
- TP. HCM: trang nghiêm đại lễ Phật đản PL 2560 (21/05/2016 10:10)
- TP.HCM: Phật giáo H. Củ Chi tổ chức Đại lễ Phật Đản Pl:2560 (21/05/2016 7:35)
- TP. HCM: Phật giáo Q.3 tổ chức Phật đản PL: 2560 (20/05/2016 11:23)
- TP.HCM: PG Q.Tân Bình đón mừng Đại lễ Phật đản PL:2560 (20/05/2016 10:20)