13/12/2017 3:25
Ngôi già lam cổ tự Đại Tu Quán Âm (大須観音) được tôn kính như là một trong những ngôi già lam cổ tự quan trọng nhất của Phật giáo Nhật Bản. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Nagoya, một trong những ngôi danh lam thắng cảnh Phật giáo thu hút du khách chính của thành phố lớn thứ tư và là thành phố phồn vinh thứ ba ở Nhật Bản. Ngôi già lam cổ tự Đại Tu Quán Âm được trùng tu cách đây vài thế kỷ, và kiến trúc hiện nay là một tái thiết của nguyên bản đã bị tự nhiên hủy hoại theo năm tháng.
Ngôi già lam cổ tự Đại Tu Quán Âm thuộc Chân Ngôn tông (真言宗, rōmaji: shingon-shū) Phật giáo Nhật Bản được kiến tạo vào thế kỷ 14 (1333), vào cuối thời Kamakura, ban đầu tọa lạc bên bờ sông Kiso và Nagara như là một địa điểm chiến lược của pháo đài Tokugawa, tại Ōsu-gō, làng Nagaoka, thuộc quận Gifu.
Công trình được bảo trợ bởi Thiên hoàng thứ 96 của Nhật Bản Go-Daigo (後醍醐天皇-Tại vị: 1318-1939), và ngài Năng Tính thượng nhân (能信上人-Shonin Nōshin) khai sơn trụ trì đầu tiên. Ngôi cổ tự trải bao thăng trầm cùng vận nước và kế thế trụ Pháp vương gia trì Như Lai tạng qua 55 đời trụ trì, đương kim trụ trì là Hòa thượng Cương Bộ Khoái Viên (岡部快圓).
Vào đầu thế kỷ 17, ngôi già lam cổ tự Đại Tu Quán Âm bị thiệt hại nặng nề do cơn lũ lụt tàn phá năm 1605 cuốn trôi cấu trúc cổ xưa, tất cả những gì còn lại là một vài tàn tích kinh điển và các hoa văn họa tiết gần như bị biến dạng. Tokugawa Ieyasu sau đó được xây dựng lại trong đền thờ mới vào năm 1612 và nó tồn tại cho đến ngày nay.
Việc xây dựng như hiện nay được thực hiện vào năm 1970, đã giảm bớt một số cấu trúc dễ bắt lửa vì lí do vào năm 1820, một ngọn lửa đã phá hủy tòa nhà chính và chùa lân cận. Ngôi già lam cổ tự Đại Tu Quán Âm được xây dựng lại với cấu trúc chặt chẽ tương tự như cấu trúc gốc và vững chãi như ngày hôm nay để kể lại một thời kì lịch sử hào hùng.
Ngôi già lam cổ tự Đại Tu Quán Âm hiện tại là nơi lưu trữ rất nhiều tác phẩm kinh điển Phật giáo. Có đến khoảng 15.000 (mười lăm nghìn) tác phẩm cổ điển Nhật Bản và Trung Hoa. Trong số đó là bản sao của Cổ Sự ký (Kojiki- (古事記) nổi tiếng cổ xưa nhất, ghi chép biên niên cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản. “Cổ Sự ký” được Ō no Yasumaro (?-723) viết vào thế kỷ thứ 8 theo Thánh chỉ của Hoàng gia. “Cổ Sự ký” tập hợp các thần thoại về nguồn gốc của đất nước Nhật Bản và các vị thần (Kami).
Cùng với “Nhật Bản Thư ký” (Nihon Shoki (日本書紀), bộ sách cổ thứ hai về lịch sử Nhật Bản. Quyển sách này ghi chép tỉ mỉ và chi tiết hơn bộ cổ thứ nhất, “Cổ Sự ký”, và là một tài liệu quan trọng của các nhà lịch sử và khảo cổ học vì nó ghi chép lại hầu hết sử liệu còn sót lại về Nhật Bản cổ đại. Các thần thoại trong “Cổ Sự ký” đã ảnh hưởng ít nhiều đến các thần thoại và nghi lễ Thần đạo, bao gồm cả lễ Thanh tẩy (Misogi). Thư viện cũng có rất nhiều bộ sách khác được chỉ định là kho báu quốc gia và tài sản văn hóa quan trọng.
Hội chợ đường phố thường được tổ chức vào ngày 18 và 28 mỗi tháng. Hội chợ có kích thước khiêm tốn, gồm khoảng 60 gian hàng bán tạp hóa, từ đồ lưu niệm đến quần áo và hàng cũ. Ngay bên cạnh ngôi già lam cổ tự Đại Tu Quán Âm là lối vào khu mua sắm Ōsu, một mạng lưới mua sắm đường phố quy mô cũ, nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng với hơn 400 cửa hàng và nhà hàng. Khu vực đôi khi còn được so sánh với quận Akihabara của Tokyo vì có rất nhiều cửa hàng chuyên về đồ điện tử, Cosplay, Anime, hàng hóa J-pop và Idol.
Tàu điện ngầm gần nhất là ga Ōsu Kannon.
Vân Phong (Nguồn: Ōsu Kannon)
Các tin tức khác
- Vĩnh Tràng cổ tự (10/12/2017 3:15)
- TP.HCM: Ban Tăng sự họp bàn công tác nhân sự ( 9/12/2017 2:53)
- Ấn Độ: Obama Gặp Đạt Lai Lạt Ma ( 7/12/2017 2:49)
- Cảnh đẹp chùa Thiên Phật Sơn, Trung Quốc ( 5/12/2017 2:23)
- Tổng thống Hàn Quốc và Sri Lanka viếng thăm trụ sở Thiền phái Tào Khê ( 1/12/2017 2:18)
- Ngôi cổ tự nổi tiếng bởi hàng nghìn tượng Phật đá ở Hàn Quốc (29/11/2017 2:46)
- Đại Bảo tháp Boudhanath tại Nepal di sản văn hóa thế giới (28/11/2017 12:12)
- Thăm chùa Phước Thành, An Giang (27/11/2017 2:25)
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt thân mật đoàn đại biểu HĐCM, HĐTS GHPGVN (24/11/2017 5:26)
- Công an Hà Nội chúc mừng thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (24/11/2017 4:21)