Nghiên Cứu Của Harvard Về Định Nghĩa Hạnh Phúc, Vượt Qua Cái Tôi Nhỏ Bé Sẽ Thấy Mãn Nguyện Với Cuộc Sống

28/09/2018 3:02
Mục sư Robert Waldinger – giáo sư chuyên ngành tâm lý học tại đại học Harvard khẳng định khoa học và Phật giáo có cùng quan điểm cơ bản về giá trịhạnh phúc con người: “Thoát khỏi cái tôi nhỏ bé là nguồn gốc của sự mãn nguyện và ý nghĩa hạnh phúc”.
Cuộc thảo luận TED với tựa đề “Cuộc sống tốt đẹp” đã làm dấy lên mối quan tâm về nghiên cứu phát triển con người của trường đại học Harvard (Mỹ). Điều gì khiến cuộc sống trở nên đáng sống? Điều gì làm cho chúng ta thực sự cảm thấy hạnh phúc? Là một linh mục, người lãnh đạo nghiên cứu quan trọng về hạnh phúc con người, mục sư Robert Waldinger đã tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này.
 
Robert Waldinger là một mục sư, giáo sư chuyên ngành tâm thần học tại đại học Harvard. Mục sư cùng với nhóm nghiên cứu của ông đã theo dõi 724 người trưởng thành trong suốt 75 năm. Đây có lẽ cũng là nghiên cứu lâu dài nhất của Harvard nhằm tìm hiểu về định nghĩa hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nhóm nghiên cứu dự định sẽ tiếp tục khám phá về niềm vui, hạnh phúc của trẻ em và các gia đình xã hội.
 
 
Nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc hạnh phúc và sự phát triển tâm lý con người là một trong những dự ánnghiên cứu có chiều sâu, đóng vai trò quan trọng nhất từng được Harvard đầu tư thực hiện. Khi theo dõivề cuộc sống của 724 người kết hợp với nghiên cứu Phật giáo, mục sư Waldinger đã khám phá ra điều quan trọng trong cuộc sống. Đó chính là sức khỏe và hạnh phúc – điều gì tạo ra hạnh phúc và điều gì không.
 
Đối tượng nghiên cứu của mục sư là bất kì ai từ công nhân nhà máy, luật sư, thợ xây, bác sĩ.... Mục sưRorbert Waldinger đã có cuộc trò chuyện với các nhà quản lý của Coca Cola ở Rumani về vấn đề tâm lý. Mục sư cũng khuyên nhủ vài người trong số họ - những người nghiện rượu, mắc bệnh tâm thầnphân liệt vì áp lực trong cuộc sống nên tham dự lớp thiền tịnh tâm. Cuối cùng sau nhiều năm nghiên cứu, mục sư Robert Waldinger và nhóm nghiên cứu của Harvard đã thành công xách định 3 điểm chính về mối quan hệ giữa sức khỏe, hạnh phúc và lợi ích con người.
 
Cô đơn sẽ dẫn đến cái chết
“Cô đơn đối với con người chính là một loại dịch bệnh về sự cách ly xã hội. Những người cô đơn không thích kết nối với cộng đồng, ít tham gia các câu lạc bộ...Họ chỉ đơn giản là ở nhà và có những trải nghiệm thụ động’, mục sư Waldinger nói.
 
Kết nối xã hội là điều tất yếu trong cuộc sống mỗi con người. Nghiên cứu cho thấy người có liên kết xã hội nhiều hơn thì hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn. Ngược lại, những người cô đơn sẽ dễ dàng trở nên buồn bã, trầm cảm và áp lực. Người chịu cảm giác cô đơn có xu hướng sẽ trải qua sự suy giảm sức khỏe ở tuổi trung niên, chức năng não suy thoái sớm và tuổi thọ cũng rút ngắn lại.
 
“Có một sự thật rằng những kết nối trực tuyến có thể dẫn đến kết nối ở thế giới thực nhưng cũng có thể giết chết các mối quan hệ thật sự. Bạn có thể có hàng nghìn người bạn trên mạng xã hội nhưng lại không thể gọi cho bất kì ai khi đổ bệnh giữa đêm. Đó cũng là sự cô đơn. Nỗi cô đơn có thể khiến con người trở nên tuyệt vọng, dễ dàng rơi vào trầm cảm và tìm đến cái chết.”
 
Nếu bạn đang trải qua cảm giác cô đơn, mục sưu Waldinger đưa ra lời khuyên bạn nên gặp gỡ và chia sẻ với những người khác có cùng hoàn cảnh. Có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu kết nối với những người cần kết nối. Hãy từ bỏ cái tôi để kết nối với mọi người.
 
Chất lượng các mối quan hệ
Điều then chốt trong cuộc sống là nguyên tắc duy trì các mối quan hệ. Những mối quan hệ không có tình cảm sẽ không có lợi cho sức khỏe tâm lý và tinh thần của chúng ta. Đặc biệt, là mối quan hệ hôn nhân và gia đình. “Các mối quan hệ gần gũi, thân thiết chính là liều thuốc chữa trị mọi loại bệnh. Tôi đã phỏng vấn nhiều người và họ khẳng định rằng cho dù đau đớn về thể chất nhưng tâm trạng vẫn sẽ vui vẻ khi được những người thân yêu quan tâm, chăm sóc. Mặt khác, những người ở trong mối quan hệ không hạnh phúc lại không giống như vậy, họ trải qua nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần”.
 
Những mối quan hệ tốt phát triển mạnh mẽ được chứng minh có lợi cho sức khỏe não bộ.
Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ sớm ở những người không có quan hệ xã hội bởi vì họ không cảm thấy tin cậy vào một ai đó những lúc cần thiết. Theo lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học, nếu bạn nhận ra có một hoặc nhiều hơn một người mà bạn có thể dựa vào khi gặp khó khăn thì đó là mối quan hệ bền chặt. Thực tế chứng minh có những cặp vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến niềm tin của họ với đối phương. Họ vẫn cảm thấy an toàn khi ở bên nhau.
 
Thông thường, những mối quan hệ gắn bó thường là vợ chồng hoặc các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên theo mục sư Waldinger, chỉ cần bạn có cảm giác muốn tin tưởng vào một người cho dù họ là bất cứ ai, bạn vẫn có thể thật sự trông cậy vào họ và duy truy mối quan hệ phúc lợi tốt đẹp đó.
 
Thiền tịnh mang lại sự hài lòng trong cuộc sống
Thiền tịnh có thể mang lại sự hài lòng trong cuộc sống, giúp con người giải quyết những suy nghĩ rắc rốitrong nội tâm và nhận ra rằng hạnh phúc trong thế giới thực không có nghĩa là mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc đều vui vẻ.
 
Thông qua thiền định, con người có thể nhận biết sâu thẳm tâm hồn mình và thực sự kết nối tâm hồnvới cơ thể. Một khi đã hiểu rõ bản thân thì cũng sẽ dễ dàng hiểu rõ tâm trí người khác. Điều đó giúp con người chúng ta trở nên từ bi với bản thân và mọi người xung quanh hơn.
 
Nên buông bỏ những mối thù hận và tiếp cận những thành viên trong gia đình, bạn bè mà bạn đã không nói chuyện trong nhiều năm. Nếu muốn làm sống lại một mối quan hệ trước hết phải thay đổi chính bản thân, buông bỏ cái tôi và mở rộng lòng nhân ái.
 
Cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào những điều bản thân hài lòng trong cuộc sống, sức khỏe và người thân yêu. Cảm xúc hài lòng khi đã nỗ lực vượt qua những thử thách sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trở nên tốt đẹp hơn, mang đến cảm giác hạnh phúc, mãn nguyện hơn.
 
(Nguồn Lionsoar, Thuvienhoasen)

Các tin tức khác

Back to top