Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện Lời Phật dạy như thế nào?

9/11/2018 3:11
Đức Phật dạy: “Cũng giống như kho báu vẫn chưa được khai quật dưới lòng đất, đạo đức xuất hiện từ những hành động tốt và trí tuệ xuất hiện từ một tâm trí thanh khiết và hồn nhiên. Để vững chân tiến bước qua mê cung của cuộc sống, mọi người cần ánh sáng của Trí tuệ và sự hướng dẫn của Đạo đức”.

“Sự thất bại duy nhất trong cuộc sống là không chân thật với người thân yêu của bạn”.

Tỷ phú Mỹ Bill Gates là một trong những người đặc biệt hiếm có. Ông khác đa số các đại gia tỷ phú, không bị mắc kẹt trong việc tích trữ tiền bạc với một cái tâm bỏn xẻn mà muốn bố thí, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.
 
Trên chặng đường đời đến tam thập dĩ lập (32 tuổi) Bill Gates đã là một tỷ phú, đến tháng 05/2013, ông đã trở thành Đại gia tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng số tiền khoảng 72 tỷ USD. Ông đã nghỉ việc ở Microsoft vào năm 1998 để chú tâm vào việc sử dụng tiền đó để góp phần cho thế giới thêm tươi đẹp hơn.
 
 
Ông và phu nhân đã sáng lập ra Quỹ Bill & Melinda Gates (Bill & Melinda Gates Foundation), một tổ chức từ thiện quy mô nhất thế giới, được sự góp vốn bởi Tỷ phú Mỹ Bill Gates, Chủ tịch và người sáng lập ra tập đoàn Microsoft và phu nhân của ông, bà Melinda Gates. 
Quỹ được thành lập vào tháng 01/2000 bởi sự hợp nhất của Quỹ khuyến học Gates và Quỹ William H.Gates (William H. Gates Foundation), với mục đích nâng cao chăm sóc y tế và giảm nghèo đói trên toàn cầu, và giúp tăng cơ hội học tập và tiếp cận công nghệ thông tin tiên tiến tại Hoa Kỳ. Tổ chức này có trụ sở tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ đã ra đời với cam kết sẽ chấm dứt bệnh bại liệt trước năm 2018 cùng với bệnh lao và sốt rét ở các năm tiếp theo.
 
Có thể rất ít người trong chúng ta có được hưởng phúc báu giàu có, nhiều tiền của như Tỷ phú Mỹ Bill hay Tỷ phú Warren Buffett và rất dễ để tán dương họ nhưng lại cảm thấy chúng ta bất lực, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể cho hay không thể giúp người khác khi cần thiết bằng cách dùng tất cả những phương tiện gì chúng ta có.
 
Như lời Phật dạy: “Một trái tim bao la, một lời nói chân thành, một cuộc sống phụng sự, và từ bi tâm là những điều giúp làm mới tình người”.
 
 Bill Gates và Đức Đại Lai Lạt Ma
 
Chúng tôi đã ở McLeod Ganj, Dharamsala, miền bắc Ấn Độ tham dự những buổi Pháp thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã thuyết giảng về hấp dẫn lực khi chúng ta muốn là chính mình nhưng làm thế nào để không dính mắc đến sự thật diễn ra xung quanh chúng ta. Đó là điều cần thiết trong giao tiếp, kết nối để dâng hiến, chia sẻ và chăm sóc lẫn nhau là rất quan trọng.
 
Những bậc đạo sư tâm linh từ tất cả các truyền thống đã chỉ dạy con đường phụng sự là điều quan trọng nhất, đó là cách để chúng ta bớt tự phụ; thông qua việc chăm sóc tha nhân, chúng ta sẽ bước ra khỏi niềm đam mê để đi vào mở rộng trái tim bao la, để giải tỏa bất kỳ cảm giác tách biệt nào.
 
Đức Phật dạy: “Cũng giống như kho báu vẫn chưa được khai quật dưới lòng đất, đạo đức xuất hiện từ những hành động tốt và trí tuệ xuất hiện từ  một tâm trí thanh khiết và hồn nhiên. Để vững chân tiến bước qua những mê cung của cuộc sống, mọi người cần ánh sáng của trí tuệ và sự hướng dẫn của đạo đức”.
 
Sự rộng lượng của tỷ phú Mỹ Bill Gates là việc chia sẻ không phải những thứ mà người phong lưu đài cát làm ra. Có thể sẽ rất khó để bạn cho đi khi bạn có rất nhiều vì nổi sợ hãi sẽ bị mất đi.
 
Khi chúng ta cảm thấy không thoải mái với sự rộng lượng, chúng ta dính vào sự giới hạn và sợ hãi. Khi chúng ta biết ơn niềm vui của tử tế, cuộc sống của chúng ta được chuyển đổi. Chúng ta đều có thể cho và nhận. Những khoảnh khắc vô ngã như vậy là vô cùng tinh tế.
 
 
Chúng ta có thể nghĩ rằng mình có rất ít để cho nhưng dù đó chỉ là vài xu hay là cả một gia tài, một tách trà hay một bữa tiệc đều là cần thiết - đó là hành động cho đi và rất cần thiết. Câu nói nổi tiếng của Thánh Mahātmā Gāndhī (1869-1948) nói rằng "Bạn phải thay đổi những gì bạn muốn thấy trên thế giới." Nói cách khác, mặc dù cuộc sống thay đổi là không thể tránh khỏi, chúng ta có thể bắt đầu thay đổi từ chính cá nhân của mình để chúng ta có thể vươn đến sự thử thách và trở nên lớn hơn cũng như trở thành một con người tốt hơn. Như Thánh Mahātmā Gāndhī cũng đã nói "Mọi thứ chúng ta làm đều dường như không đáng kể nhưng điều quan trọng là chúng ta làm nó."
 
Danh ngôn William Clement Stone (1902-2002) là nhà kinh doanh, nhà từ thiện, và tác giả sách tự giúp bản thân người Mỹ: “Hãy hào phóng. Hãy trao cho những người bạn yêu; trao cho những người yêu bạn, và trao cho những người bất hạnh - phải, đặc biệt hãy trao cho những người bạn không muốn trao. Bạn sẽ nhận được rất nhiều vì đã cho đi. Bạn càng cho đi nhiều, bạn càng có được nhiều. (Be generous. Give to those you love; give to those who love you, give to the fortunate, give to the unfortunate — yes, give especially to those you don’t want to give. You will receive abundance for your giving. The more you give, the more you will have).
 
Một trong những vị thầy của chúng ta, Sri Swami Satchidananda đã dạy "Ai là người ích kỷ nhất và ai là người hạnh phúc nhất? Đó là người vị tha nhất. Vì sao? Bởi vì khi vị tha, bạn sẽ luôn luôn giữ được hạnh phúc. Một người ích kỷ có thể không bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Vì thế, để hạnh phúc hơn, hãy vị tha hơn."
 
"Tôi đã ngủ và mơ về cuộc sống vui vẻ
Tôi thức dậy và thấy cuộc đời phụng sự
Tôi hành động và giữ tâm niệm rằng phục vụ là niềm vui".
 
Vân Tuyền (Theo Ed và Deb Shapiro - Vivid Life)_

Các tin tức khác

Back to top