Năm 1903, Harry Andrews, một huấn luyện viên Olympic người Anh đã tuyên bố kỷ lục 4 phút 12 giây 75 không thể nào bị phá vỡ. Và ông có lý do để cảm thấy điều đó là chắc chắn. Kỷ lục này do một vận động viên điền kinh người Anh, Walter George, thiết lập từ năm 1886, và 17 năm sau đó chưa hề có vận động viên nào đạt được dưới 2 giây so với kỷ lục này.
Cùng trong thời gian đó, các vận động viên cũng nghe những người được cho là chuyên gia ra rả các lý do ủng hộ cho sự khẳng định của vị huấn luyện viên nọ. Ngay cả cộng đồng y khoa cũng khuyến cáo các vận động viên rằng áp lực lên cơ thể trong việc cố gắng chạy một dặm trong 4 phút có thể gây hại cho cơ thể.
Mãi cho đến năm 1915, kỷ lục này vốn đã được duy trì trong suốt 29 năm, mới bị phá vỡ. Tuy nhiên, kỷ lục 4 phút 12 giây 6 cũng còn cách xa mức 4 phút. Thực ra thì kỷ lục gần với mức này được thiết lập năm 1945 khi Gunder Hagg người Thuỵ Điển chạm mức 4 phút 1 giây 3. Và kỷ lục này được duy trì trong gần một thập kỷ. Những vận động viên giỏi nhất thế giới đã đạt rất sát mức kỷ lục này, nhưng không ai có thể phá vỡ nó. Vì sao? Các nhà khoa học nói cơ thể con người không thể chịu nổi áp lực sinh ra khi chạy nhanh như vậy.
Tất cả đã thay đổi vào cái ngày một vận động viên trẻ tuổi người Anh tên Roger Bannister tuyên bố công khai là anh ta có thể chạy hết 1 dặm trong vòng 4 phút. Một năm trước đó, anh đã vô địch cự ly 1 dặm ở Anh và rất sẵn sàng cho giải Olympic. Thật không may, lịch thi đấu có những thay đổi ở phút cuối cùng nên anh không thể nghỉ ngơi giữa các lượt thi đấu, điều đó khiến anh phải về đích ở vị trí thứ tư và hứng chịu búa rìu của báo giới thể thao Anh – những người kết tội anh đã quay lưng với phương pháp huấn luyện và rèn luyện thông thường nên mới có thành tích thảm hại đến như vậy.
Vận động viên trẻ này phải cứu lấy danh dự của mình bằng việc lập nên một kỷ lục mới với cự ly 1 dặm. Anh sẽ phải phá vỡ cái rào cản 4 phút gần như bất khả vượt qua đó. Mọi người – các chuyên gia thể thao, các cơ sở y tế – đều nghĩ chắc anh chàng này bị điên!
Sau nhiều trở ngại và thất bại, cơ hội đã đến với anh vào ngày 6 tháng 5 năm 1954, tại một lượt thi đấu ở Oxford, trong giải Liên Đoàn Thể Thao Không Chuyên Anh Quốc. Ngày hôm đó, anh đã làm nên điều bất khả. Anh chạy hết một dặm dưới 4 phút. Huyền thoại vỡ vụn. Kỷ lục không thể phá vỡ sụp đổ.
Khi cuộc đua chưa bắt đầu, Chris Brasher dẫn đầu, Roger Bannister ngay phía sau và Chris Chataway ở vị trí thứ ba. Nửa dặm đầu tiên trôi qua sau 1 phút 58 giây. Sau hai vòng rưỡi, Brasher bắt đầu thấm mệt, Chataway vượt lên dẫn trước và Bannister mau chóng chiếm vị trí thứ hai. Sau 3/4 dặm, cuộc đua hầu như trở nên dễ dàng hơn. Khi hồi chuông vang lên, báo hiệu vòng chạy cuối cùng, Bannister đã chạy hết 3 phút 0,7 giây và đám đông hò reo vang dội.
Trong cuốn The First Four Minute Mile, Bannister miêu tả nỗ lực không thể tượng tượng đã góp phần vào chiến thắng của anh. “Những giây cuối cùng dường như kéo dài vô tận. Cái dải băng mờ nhạt chỉ đích đến căng trước mắt tôi trông như nơi trú ẩn của sự bình yên. Sau tất cả cố gắng, tôi nhào tới cái dải băng như một người tung bước nhảy vọt cuối cùng qua một vực thẳm đang chực chờ nuốt chửng.”
Bình luận viên trên sân vận động, Norris McWhirter, khiến đám đông sốt ruột bằng cách câu giờ càng lâu càng tốt: “Kính thưa các quý bà quý ông, đây là kết quả của cự ly một dặm: R.G.Bannister, thuộc Liên Đoàn Thể Thao Không Chuyên, đã từng thuộc về trường Đại Học Exerter và Merton, Oxford, với kỷ lục được chạy và thi đấu mới, và với thời gian – đã được phê chuẩn – sẽ trở thành Kỷ Lục Mới của người dân Anh, của Anh Quốc, của Châu Âu và của cả thế giới. Thời gian là 3 phút…”
Sau khi Bannister nghiền nát kỷ lục cũ, các vận động viên điền kinh trên toàn thế giới đã nhìn ra được triển vọng. Trong vòng một năm, 37 vận động viên khác tiếp tục phá vỡ rào cản. Và trong năm tiếp theo, 300 vận động viên khác đã làm được điều này. Ngày nay, ngay cả các học sinh phổ thông cũng có thể chạy hết 1 dặm trong vòng 4 phút.
Khi được hỏi vì sao chỉ trong một thời gian ngắn mà có nhiều người cũng làm được điều đó, Bannister trả lời: “Đó không phải là hạn chế về thể chất mà là rào cản về tinh thần”. Những vận động viên này chỉ đơn giản gỡ bỏ những giới hạn đã nhiều năm giam giữ họ.
St
Các tin tức khác
- Nhà là vẫn là nơi êm ấm, cha mẹ vẫn là người đối tốt với mình nhất (15/08/2019 5:40)
- TP. HCM: Hội Liên Hiệp Thanh Niên Quận 10, chúc mừng Vu Lan (13/08/2019 7:29)
- Làm thế nào để báo hiếu cha mẹ một cách thiết thực nhất? (11/08/2019 8:05)
- Bức di chúc của người cha (10/08/2019 8:03)
- Nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo tài ba ( 6/08/2019 6:21)
- Chúng ta đã công bằng với bố mẹ mình chưa? ( 5/08/2019 6:25)
- Lời Phật dạy sâu sắc về việc chọn bạn trong cuộc sống (29/07/2019 5:56)
- Người xuất hiện trong cuộc đời bạn là những người nên gặp (27/07/2019 6:20)
- Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đến bệnh viện đăng ký hiến tạng (16/07/2019 8:28)
- Buông không có nghĩa là bỏ cuộc, cố chấp không đồng nghĩa với kiên trì (15/07/2019 6:14)