Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn là người có chỉ số EQ rất cao

9/05/2016 10:58
Chỉ số EQ được kiểm tra qua ba kỹ năng chính: Khả năng phân tích và thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh, khả năng áp dụng cảm xúc đó vào những công việc khác nhau, và khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Bạn đã bao giờ bước vào một nhà hàng sang trọng và chứng kiến một người quản lý đang ứng xử điềm tĩnh và vui vẻ đối với một vị khách đang lớn tiếng phàn nàn về cách phục vụ của nhân viên?

Những người có EQ cao thường được các doanh nghiệp coi trọng vì họ có xu hướng trở thành một nhà quản lý vì biết kiềm chế bản thân và gây được ảnh hưởng lên người khác. Vì thế, hãy xem những dấu hiệu dưới đây để biết bạn có mang trong mình hạt giống của một người chủ trong tương lai hay không.

Hoặc bạn có người đồng nghiệp nào luôn dễ dàng tha thứ và bỏ qua mọi chuyện nhưng cũng luôn biết chấp nhận và gánh vác trách nhiệm về những việc làm mà bản thân người ấy gây ra?

Hay bạn biết những vị CEO nào có thể giữ cân bằng giữa công việc, trách nhiệm gia đình và sở thích cá nhân của họ mà tâm thái họ vẫn rất tự tin và điềm tĩnh?

Tất cả những người trong ví dụ trên đều có khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân rất tốt. Họ không những là những người có chỉ số thông minh (IQ) cao, song song đó họ cũng có điểm khá cao ở chỉ số cảm xúc (EQ), một trạng thái để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người.

Chỉ số cảm xúc được kiểm tra qua ba kỹ năng chính: Khả năng phân tích và thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh, khả năng áp dụng cảm xúc đó vào những công việc khác nhau, và khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Những người có chỉ số cảm xúc cao thường có xu hướng hưởng thụ cuộc sống của họ tốt hơn dù là trong môi trường công việc hay xã hội. Các nghiên cứu cũng cho thấy họ ít mắc các bệnh liên quan đến tinh thần hơn như chứng lo âu hay trầm cảm.

Họ thường là những người nổi bật, luôn làm tốt và hoàn thành công việc xuất sắc hơn những người xung quanh, luôn cảm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ của mình và luôn đặt ra những mục tiêu mang lại kết quả tích cực trong tất cả mọi mặt của cuộc sống.

Vậy những người có chỉ số cảm xúc cao thường như thế nào? Sau đây là 7 dấu hiệu mà những người có “IQ” cao về cảm xúc luôn có:

1. Không để bản thân bị cuốn vào cảm xúc của người khác

Một trong số những đặc điểm của người có chỉ số cảm xúc cao đó là sự đồng cảm, họ luôn trải lòng cảm thông với tất cả những người tiếp xúc với họ trong cuộc sống.

Song song, họ cũng đủ tỉnh táo để không bị chi phối bởi khi chia sẽ cảm xúc và sự đồng cảm đối với bạn bè, người yêu hay mọi người xung quanh.

2. Không phàn nàn

Khi một người tỏ ra tức giận và than phiền thì chỉ có hai lý do, một là nạn nhân và hai là không có cách giải quyết nào cho những vấn đề đó. Dường như chẳng bao giờ bạn có thể thấy một người có EQ cao lại để bản thân trở thành nạn nhân, và hiếm hơn nữa là bị bế tắc trong việc nghĩ ra phương pháp giải quyết vấn đề.

Thay vì tìm một người nào đó để trút giận khi khó chịu, họ sẽ ngay lập tức nghĩ hướng giải quyết khác cho vấn đề đó đó.

Chẳng hạn như thay vì cứ tìm cách để than vãn hay níu kéo một mối quan hệ tình cảm bị đổ vỡ hay do bất đồng với một người bạn thân, họ sẽ tìm một lớp yoga, ngồi thiền định một mình ở công viên hay đơn giản là vui chơi giải trí để lấy lại được sự bình thản.

3. Luôn biết kiềm chế bản thân

Cũng giống như tính đồng cảm, sự quyết đoạn và khả năng giữ vững lập trường là đặc điểm không thể thiếu của những người rắn rỏi về cảm xúc.

Người có chỉ số cảm xúc cao luôn ý thức được rằng nếu đêm nay họ uống quá nhiều rượu thì mọi công việc vào ngày hôm sau sẽ trở nên không suôn sẻ đối với họ, cũng như họ luôn biết tiết chế bản thân để từ chối những lời mời vào những cuộc vui tự phát cuối tuần nếu chúng có thể phá hỏng những mục tiêu và dự định mà họ đã đề ra.

Bản chất những người này luôn quyết đoán về những mục tiêu bạn thân đề ra và luôn cố tránh né những câu trả lời kiểu như “Không biết nữa, chắc là được?” hay “Bỏ một buổi tập gym hôm nay thôi chắc cũng không sao”.

4. Không nói xấu sau lưng

Mọi người đều có những sai lầm, và những sai lầm luôn là những bài học để cho mình làm tốt hơn ở những lần sau. Đó là điều mà những người giỏi thấu hiểu cảm xúc người khác luôn nắm rõ.

Những người có EQ cao sẽ ít đi kể lể xung quanh về sai lầm của người khác mà sẽ động viên và cùng giúp đỡ tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề. Việc nói xấu sau lưng với mọi người chỉ khiến họ dần dính vào những câu chuyện tai tiếng khác và làm xấu đi hình ảnh của họ trong mối quan hệ với người khác, ít nhất là đối nhân vật chính trong câu chuyện mà họ đi mách lẻo.

5. Không dựa dẫm vào người khác

Tự lập và thích nghi trong mọi hoàn cảnh cũng là một trong những khả năng cực kỳ quan trọng của người có chỉ số cảm xúc cao.

Họ học được rằng nếu cứ trông mong vào người khác càng nhiều thì khi đối mặt với kết quả xấu khi tới sẽ làm họ càng trở nên thất vọng và trì trệ. Thay vào đó, họ gửi gắm kết quả công việc vào chính đôi bàn tay của mình, từ đó có thể tự tìm thấy thú vui trong những việc bản thân làm, hoàn thành mọi thứ tốt hơn và nhận ra được rõ hơn giá trị và khả năng của bản thân mình.

6. Không suy nghĩ tiêu cực

Có rất nhiều người luôn tự tạo cho mình những suy nghĩ tiêu cực như, “Mình không được hấp dẫn", “Mình là kẻ bất tài”, “Phải chi mình làm việc đó tốt hơn”,…

Những người có chỉ số EQ cao cũng không là ngoại lệ. Nhưng khác biệt ở chỗ, họ luôn tìm được cho mình những cách riêng để gạt đi những suy nghĩ tiêu cực đó. Một số thì tự lục lại trong CV của mình những dòng thành tích, bằng cấp, một số khác thì nhìn vào căn nhà họ đang sở hữu, chiếc xe họ mua hay những đề tài nghiên cứu họ đã tạo nên,…

Tất cả những cách làm đó nhằm giúp họ có thể tích cực hơn trong suy nghĩ, gạt bỏ những tiêu cực, thứ mà theo họ chỉ làm bản thân thêm trì trệ và mất niềm tin vào công việc đang làm.

7. Không nhìn lại quá khứ

Việc cứ nhìn mãi vào những thất bại và hối tiếc trong quá khứ cũng giống như tự mình dằn vặt những nỗi đau của bản thân.

Người có chỉ số cảm xúc cao cũng biết tôn trọng khoảng thời gian hạnh phúc của họ với người yêu cũ, đôi khi nhớ đến những lỗi lầm họ đã gây ra hoặc những cơ hội mà họ đã bỏ lỡ. Nhưng thực tại vẫn là thứ quan trọng hơn hết đối với họ và luôn để bản thân sống hết mình vì nó.

Thay vì cứ sống với quá khứ, hãy nhìn vào chúng để đưa ra những bài học và giải pháp cho thực tại sẽ khiến bản thân lại có hy vọng một lần nữa và có sự tự tin để đạt được điều mong muốn.

 

Nguồn: Lifehack/ Tri thức trẻ

Các tin tức khác

Back to top