Mình phải giữ cho tâm mình trong sáng và thân mình trong sáng. Trong đạo Phật tâm với thân là nhất như nghĩa là một. Trong liên hệ yêu thương mình phải tôn trọng người kia và mình phải tôn trọng mình, người nào mà không biết kính trọng mình thì người đó không phải là người yêu đích thực của mình đâu. Một người mà coi thường mình, khinh khi mình thì không thể mang lại hạnh phúc cho mình, khi thương một ai thì mình phải kính trọng người đó, mình không coi thường người đó, mình phải quý trọng người đó, mình phải nói rằng em là một thực tại mầu nhiệm trong đời của anh, anh rất kính trọng em, cho nên anh không bao giờ dám phủ phàng, nặng tay, dám nói những lời làm cho em đau khổ. Tình yêu, nhất là trong truyền thống của Đông Phương là phải có sự kính trọng.
Ở trong văn hóa Việt Nam có cụm từ tương kính như tân là kính nhau như những người khách. Vợ chồng phải kính trọng nhau, khi thay áo không thay trước mặt người kia, phải thay ở một chỗ kín, không có những hành động thô lỗ trước mặt người kia, cái đó là kính Kính nhau như là người khách quý. Vợ chồng kính nhau như là những người khách, đó là truyền thống của ông bà mình, người kia phải kính trọng mình và kính trọng luôn thân thể của mình vì thân thể cũng là một phần của mình. Người Tây Phương không hiểu được điều đó.
Thích Nhất Hạnh
Các tin tức khác
- Dạy con biết động viên và cảm thông (26/11/2017 2:40)
- Tấm lòng cha mẹ ( 8/11/2017 2:34)
- Lần nào tôi cũng khóc... ( 5/11/2017 1:16)
- Người thầy đã truyền cảm hứng cho tôi (17/10/2017 10:05)
- Tờ giấy nợ (16/10/2017 10:31)
- Niềm tin (12/10/2017 2:01)
- Khi mẹ già rồi ( 9/10/2017 3:06)
- Khi đau khổ hãy quay về nương tựa Phật... ( 5/10/2017 2:15)
- Hôn nhân bớt kỳ vọng sẽ thêm hạnh phúc ( 4/10/2017 2:12)
- Tha thứ cho người chính là tha thứ cho chính mình (23/09/2017 2:48)