Tha thứ cho người khác thật là một việc làm không dễ. Ngay khi người khác nói với bạn bằng những lời lẽ ngang ngược thì làm sao bạn có đủ tâm bình tỉnh để tha thứ cho họ?
Đức Phật dạy, muốn vượt khỏi sự bất mãn và sân hận, chuyển hóa nó thành lòng từ bi trước hết phải nhận diện được bản chất của sân hận và bất mãn do đâu mà có. Từ đó, mới có hướng giải quyết sáng suốt và hiệu quả. Đây chính là nhu cầu rất cần thiết cho mọi người, dù bất cứ tầng lớp nào trong xã hội cũng đều có bất mãn và sân hận ở nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy, nắm vững được bản chất tác hại của bất mãn và sân hận thì có thể giúp vượt lên các hệ luỵ và không biến mình thành nạn nhân của khổ đau.
Sự biểu lộ thái độ của người khác cũng chính là tấm gương phản chiếu chính những mặt tối bên trong chúng ta . Vì vậy, nếu thấy gương mặt của người khác đáng ghét thì thay vì cáu giận, oán trách bạn đặt ra câu hỏi chắc hẳn gương mặt mình cũng như vậy. Cho nên, nếu chúng ta gặp phải những người như vậy thì chúng ta nên thương cảm họ.
Tính sân giận oán hờn của con người là một nguyên nhân tai hại lớn gây ra khổ đau cho người và muôn vật. Từ việc nhỏ bé gây đổ vỡ mất hạnh phúc giữa những người thân như vợ chồng anh em, họ hàng bạn bè, cho đến việc lớn như chém giết khủng bố chiến tranh giữa các phe phái, các nước, màu da, tôn giáo… Tất cả đều do sân hận mà ra, nó nằm sẵn ở trong mỗi con người, có dịp là nó bùng nổ. Vì thế từ thời tiền cổ đến bây giờ, giết chóc chiến tranh luôn luôn xảy ra không ở nơi này thì ở nơi khác, không sao dứt được cảnh khổ; Phật giáo có phương cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt khổ cho vui, vì thế chúng ta cần “quán Từ Bi” là vậy.
Nếu chúng ta nghĩ về người khác mà có lòng tha thứ, thương xót, quan tâm đến họ thì chúng ta có thể chuyển lòng đối địch thành tâm từ bi.
Trong Tạp A Hàm, quyển 4 Kinh 1253, 1255, 1256, đức Phật dạy: “Số người tu tập lòng từ bi ít như hòn đất trong tay so với số người không tu lòng từ bi nhiều như đất của đại địa này. Có người mang 300 chảo cơm bố thí ba lần sáng, trưa, chiều, công đức bố thí này không bằng một phần muôn ức của người rải lòng từ bi đến khắp cả chúng sinh dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn như người vắt sữa bò. Nếu có qủy thần ác muốn đến dò xét tìm chỗ sơ hở của người tu tập tâm từ bi này thì không thể được, mà ngược lại ngay lúc ấy qủy thần kia tự bị thương tổn.
Vì vậy trước khi định nổi giận hay bực tức chúng ta hãy thử thực hành phương pháp lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái. Lắng nghe với tâm từ bi có thể giúp nối lại sự cảm thông và thấu hiểu. Hầu hết mọi người tìm cách trốn chạy khỏi chính mình ,bởi chúng ta hầu như không biết cách lắng nghe nỗi khổ của chính mình.
Khi ta dụng tâm từ bi ĐẶT TÂM MÌNH VÀO TÂM NHAU, không nhìn thấy tức giận ở người ta thương,mà thương họ đang khổ đau ,do đó giận dữ và nói khó nghe từ họ ta cũng thông cảm được. Nếu mình có thể nói với người thương mình bằng ngôn ngữ hòa ái và cảm thông nhưu vậy thì người đó có cơ hội mở lòng mình ra,khi đó ta lại dụng pháp lắng nghe với tâm từ bi, người thương của ta và cả ta nữa sẽ bớt khổ liền.
Đức Phật dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật tính, chỉ vì bị ảnh hưởng của hoàn cảnh nên đánh mất cái Phật tính của mình, mà khởi lên ý niệm xấu, làm những việc không tốt.
Các tin tức khác
- Nữ tướng PNJ: Khi đối diện với căn bệnh ung thư bản thân chợt nhận ra, cuộc đời hơn thua nhau để làm gì, làm như điên “tối mặt tối mày” để làm gì? (20/08/2019 8:09)
- Khổ đau lớn nhất đời người là gì? (19/08/2019 8:14)
- Xin lắng nghe tôi (19/08/2019 5:54)
- Giới Định Tuệ (17/08/2019 8:30)
- Nửa cuộc đời đã qua (17/08/2019 8:17)
- 3 nghĩa của sự khổ và con đường thoát khổ (17/08/2019 8:10)
- Học khiêm tốn (14/08/2019 6:11)
- Định nghĩa 'hạnh phúc' hóa giản đơn ở vương quốc trên mây Bhutan (13/08/2019 8:02)
- HT.Thích Thanh Từ nói về Vu lan mùa Báo hiếu (12/08/2019 5:49)
- Cầu nguyện mùa Vu lan (12/08/2019 5:44)