Biết cởi mở và lắng nghe nhau hơn

6/05/2020 8:25
Một trong những phương cách để xây dựng mối tương quan thân thiết với người khác là chia sẻ những nỗi sợ của mình, nói cho người khác nghe những gì đe dọa ta. Chúng ta tập kể cho nhau nghe những việc như: “Tôi muốn anh, chị biết rằng tôi có một nỗi sợ bị bỏ rơi, vì khi còn nhỏ mẹ tôi không bao giờ có mặt để bảo vệ, chăm sóc tôi. Chúng ta hãy chia sẻ với người thân của mình, nói cho nhau nghe những khó khăn của ta.

Và một khi ta hiểu được lý do vì sao người khác có những nỗi sợ hãi kỳ quặc như vậy, ta sẽ cảm thấy thương hại hơn là giận ghét. Thay vì nghĩ “Thật chán vô cùng, tôi phải bị kẹt với người này suốt cuộc đời,” ta lại có thể cảm nhận rằng: “Thật tội nghiệp, người mà tôi thương lại có những nỗi sợ như vậy. Chắc người ấy phải chịu nhiều khổ đau lắm khi mang vác trong tâm những nỗi lo âu ấy.”


Nếu bạn vẫn còn sợ hãi, điều ấy không có gì là xấu hổ hết. Chúng ta có thể làm một người lớn và vẫn còn có những nỗi sợ. Chúng ta chia sẻ những nỗi sợ sâu kín của mình với những người thân thiết nhất – thường thì đó là một vị thầy, một nhà tâm lý trị liệu. Nếu chúng ta thật sự may mắn, người ấy cũng chính là người bạn đời của ta. Những nỗi sợ hãi khi được nói to lên sẽ không bao giờ còn đáng sợ như khi ta giấu kín nó.


Tôi lớn tuổi đủ để tự chính tai mình được nghe tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt nói câu bất hủ: “Chúng ta không có gì để sợ, trừ chính nỗi sợ ấy.” Tôi nghĩ ông nói đúng.



Trich trong “Đơn giản hơn ta nghĩ” – Sylvia Boorstein

Nguyễn Duy Nhiên


Các tin tức khác

Back to top